Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 02/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 318 Lượt xem

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Không chỉ quy định về nội dung quyền sở hữu trí tuệ mà pháp luật Việt Nam còn quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (vi phạm quyền sở hữu trí tuệ), có biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chế tài xử lý phù hợp với mức độ của những hành vi xâm phạm. Để giúp Quý vị hiểu hơn về hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, đưa ra ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mời Quý vị theo dõi:

Khái niệm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Để có cơ sở xác định vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay đưa ra đúng ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Quý vị cần hiểu được khái niệm quyền sở hữu trí tuệ.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ, bao gồm Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ), Hành vi xâm phạm các quyền liên quan (Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ), Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ), Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ), Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ), Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ).

Xác định vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thế nào?

Để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần căn cứ vào các yếu tố nhất định. Cụ thể, theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thì:

“ Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

  1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.”

Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Dưới đây là một số ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Quý vị có thể tham khảo:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả: Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả….

Hành vi xâm phạm các quyền liên quan: Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn…

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu; Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh: Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó; Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;…

– Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;…

Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng: Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ; Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;…

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp Quý vị hiểu hơn về ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để được giải đáp thắc mắc có liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 

5/5 - (19 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ