Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 18/03/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 49 Lượt xem

Vì sao cần Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt?

Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt là thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan sở hữu trí tuệ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, việc Đăng ký thương hiệu sẽ đem lại các giá trị to lớn như sau:

– Được pháp luật bảo hộ một cách trọn vẹn

Khi bạn bảo hộ thương hiệu, các đối thủ của bạn không thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để gây nhầm lẫn thương hiệu. Hoặc muốn thu lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn. Bạn có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của bạn.

Theo đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sao chép, đạo nhái hoặc bất kỳ hành vi nào gây ra các trường hợp tương tự đến mức gây nhầm lẫn với thương hiệu của bạn đều bị xử lý. Pháp luật có những quy định và chế tài đối với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Đồng thời bạn có thể yêu cầu những chủ thể xâm phạm nêu trên bồi thường thiệt hại nếu phát sinh.

– Phân biệt, giúp nhận diện tốt giữa các thương hiệu khác nhau:

Việc thực hiện thủ tục Đăng ký Bảo hộ thương hiệu sẽ giúp tăng khả năng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ khác. Sau quá trình thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cục SHTT sẽ  ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ sau khi xem xét hợp lệ. Các doanh nghiệp đối thủ của bạn sẽ không được quyền bảo hộ thương hiệu, giả mạo thương hiệu của bạn nữa. Bởi vì Cục sở hữu sẽ từ chối chấp nhận đơn đăng ký thương hiệu, nhãn thương hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nên sự nhầm lẫn.

– Đăng ký bảo hộ thương hiệu đẩy mạnh quảng bá thương hiệu:

 Sau khi được bảo hộ thương hiệu, công ty có thể quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ dễ dàng đi vào “bộ nhiện diện dễ dàng” khách hàng mà không cần nhắc đến tên công ty. Do đó, bạn không cần lo lắng thương hiệu của mình liệu có bị trùng và bị kiện không.

Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt?

Khi đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, tùy vào nhu cầu về phạm vi bảo hộ thương hiệu, Quý vị có thể làm rõ về nhóm đăng ký, mở rộng nhóm đăng ký phù hợp với hoạt động của Doanh nghiệp. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về các nhóm đăng ký khi chủ sở hữu muốn độc quyền cho thương hiệu kinh doanh bánh ngot:

Nhóm 16: Vật liệu gói có các bọt khí, làm bằng chất dẻo [dùng để bọc hoặc đóng gói]; hộp bằng giấy hoặc bìa cứng; khăn ăn bằng giấy; tấm lót đĩa bằng giấy; vỏ bọc chai bằng giấy hoặc bìa cứng.

Nhóm 21: Khuôn bánh ngọt; trục cán bột [dùng trong gia đình]; thùng đựng đá lạnh; dụng cụ bào (thực phẩm) dùng cho nhà bếp; khuôn bánh quế, không dùng điện; túi đựng đồ trang trí dùng cho người làm bánh kẹo.

Nhóm 30: Bánh ngọt; hương liệu, trừ tinh dầu, cho bánh ngọt; lớp phủ bánh ngọt; sôcôla trang trí cho bánh ngọt; bánh ngọt sô cô la; bột để làm bánh ngọt.

Nhóm 35: Tư vấn vận hành cơ sở kinh doanh theo nhượng quyền thương mại; tư vấn kinh doanh liên quan đến nhượng quyền thương mại; dịch vụ nhượng quyền thương mại cụ thể là hoạt động quản lý kinh doanh liên quan đến nhượng quyền thương mại; mua bán, xuất nhập khẩu, cung cấp trên sàn thương mại điện tử: trà, đồ uống trên cơ sở trà, cà phê, cà phê đã rang xay, cà phê chưa rang, đồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, đồ uống trên cơ sở ca cao, bánh ngọt, bánh mặn, bánh mì, bánh sandwich, bánh hamburger.

Nhóm 41: Dịch vụ chuyển giao bí quyết [dịch vụ đào tạo].

Hồ sơ Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cần những gì?

Khi đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, Quý vị chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu, theo mẫu 08 tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

– 07 Mẫu thương hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền với trường hợp thực hiện thủ tục thông qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp;

– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt nộp hồ sơ ở đâu?

Khi đã hoàn thiện hồ sơ, Quý vị nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ để được xem xét, thẩm định. Theo đó, Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh bánh ngọt trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

–  Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

–  Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

–  Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Chi phí Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt hết bao nhiêu?

Chi phí đăng ký thương hiệu nói chung cũng như chi phí đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt nói riêng được quy định chi tiết tại biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC. Cụ thể:

Đơn vị: đồng

STT

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu

1

Lệ phí nộp đơn

150.000

2

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

600.000

3

Phí công bố đơn

120.000

4

Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

550.000

4.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ

120.000

5

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

180.000

5.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

30.000

6

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

100.000

6.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

20.000

7

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên

120.000

7.1

Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 02 trở đi

100.000

8

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

9

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

Ngoài các khoản phí, lệ phí nhà nước trên, trong trường hợp cụ thể Quý vị phải chi trả các chi phí liên quan khác khi sử dụng các dịch vụ như phí tra cứu thương hiệu, phí dịch vụ đăng ký trọn gói thương hiệu tại các đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu cửa hàng kinh doanh bánh ngọt. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ