Đăng ký Nhãn Hiệu Mới Nhất Năm 2024 Tại Việt Nam

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 10/05/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 19843 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc không?

Nhãn hiệu (hay còn được gọi khác là Logo, Thương hiệu) là dấu hiệu nhận biết giúp cho chúng ta có thể phân biệt hoặc nhận biết được sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp trên thị trường là sản phẩm/dịch vụ của bên nào. Ngoài ra, nhãn hiệu cũng sẽ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ Công ty A với sản phẩm/dịch vụ của Công ty B trong cùng lĩnh vực.

Luật sư tư vấn Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ: Nhãn hiệu OMO sẽ giúp chúng ta phân biệt được với nhãn hiệu TIDE cho sản phẩm bột giặt hoặc nhãn hiệu SONY sẽ giúp chúng ta phân biệt được với nhãn hiệu SAMSUNG

Đăng ký nhãn hiệu có phải là thủ tục bắt buộc đối với chủ sở hữu hay không? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là quyền của chủ sở hữu và không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu lại hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh bởi tại Việt Nam tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu là rất phổ biến, chỉ khi chúng ta đăng ký và được độc quyền sử dụng, chúng ta mới có thể có đầy đủ quyền để xử lý hành vi xâm phạm đối với chủ thể đang sử dụng nhãn hiệu trái phép. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu còn mang lại cho chủ hữu những lợi ích sau:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký, mọi hành vi xử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký đều có thể xác định là hành vi xâm phạm quyền với đối nhãn hiệu

– Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ khi nhãn hiệu có dấu hiệu bị xâm phạm như có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm khi phát hiện có bên khác vi phạm hoặc được chính cơ quan chức năng thông báo hành vi xâm phạm của bên khác

– Chủ sở hữu có tiền đề để phát triển nhãn hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất.

– Khi nhãn hiệu đã trở lên nổi tiếng hoặc sử dụng rộng rãi, chủ sở hữu có thể cho phép bên thứ 3 sử dụng và thu phí sử dụng như hệ thống trà sữa DINGTEA sẽ được cho phép bên khác sử dụng và phải trả phí…vv

Với các lợi ích trên, mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng chúng tôi đề nghị khách hàng nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để lấy ngày ưu tiên sớm nhất.

Các bước đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu được chia thành nhiều bước khác nhau, để khách hàng tham khảo, chúng tôi tư vấn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu đăng ký

Nhãn hiệu đăng ký có thể là nhãn hiệu hình (logo) hoặc nhãn hiệu chữ (thương hiệu) hoặc có sự kết hợp cả yếu tố hình và yêu tố chữ. Do đó, trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần tiến hành thiết kế nhãn hiệu đăng ký.

Việc thiết kế nhãn hiệu rất quan trọng bởi có đăng ký được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự khác biệt, ấn tượng của nhãn hiệu và đặc biệt là không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của bên khác đã có hoặc đăng ký trước đó.

Với các nhãn hiệu là chữ “thương hiệu”, trước khi tiến hành thiết kế, chủ sở hữu nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký trước khi thiết kế bởi rất có thể phần chữ thiết kế đã có bên khác đăng ký và mặc dù có cách điệu như thế nào nhưng cách phát âm không không vẫn coi là không có khả năng đăng ký.

Ngoài ra, có một số trường hợp nhãn hiệu đương nhiên không được bao hộ như lấy biểu tượng của tổ chức/cơ quan nhà nước, sử dụng từ ngữ thông thường phổ biến, vi phạm đạo đức xã hội….vv. Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

Bước 2: Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ và tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu

Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp khách hàng tối đa được quyền của mình đối với nhãn hiệu. Phân nhóm đăng ký tương đối khó đối với người không có chuyên môn. Do đó, cần liên hệ với công ty tư vấn để được hướng dẫn chi tiết bởi phạm vi quyền và chi phí đăng ký phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.

Phạm vi quyền và chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền (không phải cứ đăng ký nhãn hiệu độc quyền là sẽ được bảo hộ toàn bộ)

Ví dụ: Nhãn hiệu OMO đăng ký cho nhóm sản phẩm bột giặt thì chỉ được bảo hộ cho sản phẩm bột giặt và không được bảo hộ cho sản phẩm khác như là Ô tô, xe máy (trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng)

Công việc tiếp theo của việc phân nhóm là tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn. Hiện nay, có 02 cách tra cứu để khách hàng tiến hành (i) tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT (ưu điểm là miễn phí, nhược điểm là kết quả chỉ đúng 50%) (ii) Tra cứu trực tiếp chuyên viên (ưu điểm là kết quả chính xác 90%, nhược điểm là mất chi phí). Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng cần tra cứu chính thức để bảo đảm việc đăng ký nhãn hiệu được thành công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền để tiến hành dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Chi tiết thành phần hồ sơ sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở ngay phần sau đây.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Chủ sở hữu (chủ đơn) hoặc tổ chức được chủ đơn ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan đăng ký bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện tới Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 02 văn phòng của Cục SHTT tại 02 tỉnh là HCM và Đà Nẵng.

Trong trường hợp điều kiện cho phép, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên nộp trực tiếp tại 01 trong 03 địa chỉ nêu trên để đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ và hạn chế việc thất lạc cũng như khó khăn trong việc nộp phí đăng ký.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Để có căn cứ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn, chủ đơn cần  nộp hồ sơ đăng ký tới Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm như sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (liên hệ với Luật Hoàng Phi để nhận mẫu) hoặc khách hàng có thể trực tiếp tải mẫu tờ khai từ website của Cục SHTT tại địa chỉ là noip.gov.vn

– 05 Mẫu nhãn hiệu đăng ký (kích thước 05 cm x 05cm). Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu cần đảm bảo tiêu chí rõ nét, không bị mờ, nhòe và được in trên giấy A4 để nộp kèm theo tờ khai đăng ký;

– Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Chi phí đăng ký nhãn hiệu (tối thiểu là 1.000.000 VND – phí nhà nước) + 360.000 VND (phí cấp giấy chứng nhận đăng ký)

– Giấy ủy quyền cho việc đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu và áp dụng trong trường hợp được ủy quyền đăng ký);

– Tài liệu chứng minh được hưởng quyền ưu tiên hoặc dò tặng cho, thừa kế (nếu có);

– Tài liệu khác (nếu có) đối với từng đơn đăng ký

Tờ khai đăng ký sẽ được chuẩn bị thành 02 bộ, khi nộp đơn Cục SHTT sẽ thu 1 bộ và 1 bộ sẽ trả về cho người nộp đơn để theo dõi. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hướng dẫn và hỗ trợ cung cấp dịch vụ (nếu có yêu cầu)

Lưu ý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

– Với mỗi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp 1 giấy chứng nhận đăng ký (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu);

– Hồ sơ đăng ký phải được lập bằng tiếng Việt, với các tài liệu nộp kèm theo đơn đăng ký sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài sẽ phải được dịch ra tiếng Việt

– Các tài liệu nộp trong đơn sẽ phải được trình bày theo chiều dọc;

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sẽ bắt buộc phải sử dụng mẫu của cơ quan đăng ký, người nộp đơn có trách nhiệm hoàn thành đẩy đủ thông tin theo mẫu;

– Ngôn ngữ tiếng Việt được dùng trong đơn phải là ngôn ngữ phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương. Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam; 

 

thoi-han-bao-ho-nhan-hieu-bao-lau

Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi đơn đăng ký được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, đơn sẽ được chuyển sang giai đoạn thẩm định trước khi Cục SHTT ra thông báo cuối cùng. Chi tiết quá trình thẩm định đơn đăng ký như sau:

– Giai đoạn thẩm định hình thức và chấp nhận đơn hợp lệ đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thẩm định đơn. Trong giai đoạn này Cục SHTT sẽ xem xét hình thức đơn đăng ký với các nội dung như: Tờ khai đăng ký đã đúng mẫu hay chưa? Phân nhóm sản phẩm đúng quy định? Mẫu nhãn đăng ký nộp kèm có đầy đủ hoặc rõ nét hay không? Chủ đơn đã nộp phí đúng và đầy đủ chưa?…vv. Trường hợp đã đúng và đẩy đủ, cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận hợp lệ hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.

Trường hợp cục SHTT ra thông báo sửa đổi đơn, chủ đơn sẽ có thời hạn 1 tháng để khắc phục những thiếu xót, quá thời hạn 1 tháng mà chủ đơn không khắc phục được thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền của chủ đơn.

– Giai đoạn đăng bố cáo đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp

Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, đơn sẽ được đăng bố cáo trên công báo sở hữu trí tuệ (công báo này 1 tháng có 02 tập, tập A là công bố đơn đăng ký và tập B là công bố đơn đã được cấp văn bằng bảo hộ).

Để theo dõi được nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trên công báo, chủ đơn có thể truy cập vào website: noip.gov.vn và kéo xuống phần cuối trang chủ sẽ có mục Công báo điện tử Sở hữu công nghiệp.

– Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Sau khi đăng công báo đơn sẽ được phân cho chuyên viên thụ lý để thẩm định nội dung đơn. Việc thẩm định nội dung là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký, theo đó, cục SHTT sẽ tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký thông qua việc tra cứu những nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó xem có đơn nào trùng hoặc tượng tự cao với nhãn hiệu đăng ký cho cùng nhóm hay không? Trường hợp khách hàng đã tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký có thể yên tâm về việc này.

Trường hợp đơn đăng ký có khả năng đăng ký Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định nội dung và chuyển sang giai đoạn nộp phí và nhận văn bằng. Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng đăng ký, người nộp đơn có quyền nộp trả lời quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn.

– Giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp Cục SHTT thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thấy rằng nhãn hiệu có khả năng đăng ký, Cục SHTT sẽ ra thông náo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đăng ký.

Sau khi có thông báo nộp phí cấp giấy chứng nhận, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng, Chi phí sẽ phụ thuộc vào số nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký và sẽ được thông báo chi tiết trong thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những thủ tục hành chính đặc thù tại Việt Nam do thời gian đăng ký nhãn hiệu rất lâu so với các thủ tục hành chính khác.

Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu, các Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về thời gian đăng ký nhãn hiệu? Lý do tại sao thời gian đăng ký nhãn hiệu lại kéo dài như vậy và rất nhiều thắc mắc khác…vv.

dang-ky-nhan-hieu-o-dau-nhanh-nhat

Do đặc thù về thủ tục hành chính và quyền nhãn hiệu tương đối lớn. Do đó, thời gian đăng ký thường kéo dài. Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn về thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định trong Luật sở hữu trí tuệ như sau:

– Thời gian tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu: 03 ngày

– Thời gian nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được chia thành các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký:

+ Gian đoạn Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng

+ Đăng công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng

+ Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng

+ Thông báo cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 01 tháng

Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 13 tháng tình từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực tế đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Như ở trên chúng tôi đã phân tích thời gian đăng ký nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 13 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thường kéo dài từ 18-24 tháng tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, thời gian đăng ký nhãn hiệu cũng có thể kéo dài từ 02-03 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu có bị thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ….đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài.

Để thời gian đăng ký nhãn hiệu được nhanh, khách hàng phải thực hiện các công việc sau:

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn để loại bỏ việc nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 phản đối do tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu của họ;

– Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải đầy đủ và chính xác ngay từ đầu để bảo đảm không phải bổ sung, sửa chữa hồ sơ;

– Nộp phí đăng ký nhãn hiệu đầy đủ và đúng hạn;

– Trong giai đoạn đơn thẩm định nội dung nên nộp thêm công văn xin thẩm định đơn nhãn hiệu nhanh đơn đăng ký;

Ngoài ra, khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi để đảm bảo thời gian đăng ký nhãn hiệu đúng quy định của pháp luật.

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu bao lâu (hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ của 1 nhãn hiệu sẽ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần với mỗi lần gia hạn là 10 năm sau khi hết thời gian bảo hộ.

Lưu ý:

– Chủ sở hữu cần tiến thành thủ tục gia hạn nhãn hiệu trong khoảng thời gian là 06 tháng trước thời điểm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn hoặc muộn nhất là sau 06 tháng tính từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hạn (trường hợp này chủ sở hữu sẽ phải nộp thêm khoản phí gia hạn muộn);

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 nộp khiếu nại hủy trên cơ sở chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu được tính như thế nào?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ phải nộp chi phí đăng ký theo quy định của pháp luật về SHTT. So với các thủ tục hành chính khác thì chi phí đăng ký nhãn hiệu là tương đối cao.

Ngoài ra, chi phí đăng ký còn được tính dựa trên tiêu chí (i) số lượng nhãn hiệu (đơn đăng ký) (ii) nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký trong đơn (iii) số lượng sản phẩm/dịch vụ trong nhóm.

Cách tính phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ là: 1 đơn đăng ký nhãn hiệu (01 nhãn hiệu) và 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ và tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong 1 nhóm sẽ có 1 mức phí như sau. Ngoài ra, chi phí phát sinh sẽ là 2 hoặc nhiều hơn đơn đăng ký nhãn hiệu (2 nhãn hiệu hoặc nhiều hơn) và nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm trong cùng 1 đơn đăng ký và sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi trong nhóm.

Chi phí tối thiểu đăng ký bảo hộ 1 nhãn hiệu/01 nhóm/06 sản phẩm dịch vụ trong nhóm bao gồm:

– Lệ phí nộp đơn đăng ký: 180.000 VND

– Lệ phí thẩm định nội dung đơn đăng ký: 300.000 VND

– Lệ phí tra cứu thông tin đơn đăng ký: 60.000 VND

– Lệ phí đăng bạ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND

– Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VND

Trên đây là lệ phí đăng ký nhãn hiệu tối thiểu cần có trong quá trình đăng ký. Ngoài chi phí nêu trên, chủ đơn còn có thể phải mất thêm chi phí phát sinh như (i) phí sửa đổi nội dung đơn đăng ký (ii) phí dịch vụ đăng ký trong trường hợp sử dụng dịch vụ của Công ty Tư vấn và đại diện quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký như Luật Hoàng Phi.

Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Luật Hoàng Phi

Hiện nay, khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm cho mình 1 công ty cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm là công ty tư vấn đó có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ được Cục cấp giấy phép hoạt động hay không? Với đặc thù về lĩnh vực nhãn hiệu, thời gian đăng ký là rất lâu và để tư vấn được toàn bộ quy trình đăng ký nhãn hiệu đòi hỏi người tư vấn nói riêng và công ty dịch vụ nói chung phải hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.

Hầu hết các công ty không có chức năng đại diện đều là Công ty không đáp ứng tiêu chí trên hoặc không thể đáp ứng được tiêu chí này, với chúng tôi khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng tư vấn, năng lực kinh nghiệm, giá dịch vụ….vv bởi chúng tôi đã hoạt động trong lĩnh vực này 10 năm qua và là một trong những công ty có chức năng đại diện SHTT đầu tiên.

Hàng năm chúng tôi nộp khoảng 500+ đơn đăng ký nhãn hiệu, 400+ đơn đăng ký bản quyền, 100+ đơn đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp (khách hàng có thể trực tiếp vào Công báo sở hữu công nghiệp của Cục SHTT để kiểm tra năng lực chuyên sâu của công ty chúng tôi)

Lợi ích khách hàng khi Đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật Hoàng Phi

– Được sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chúng và nhãn hiệu nói riêng

– Tư vấn chuyên sâu cho khách hàng về cách lựa chon, thiết kế nhãn hiệu để được bảo hộ;

– Thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, ký vào hồ sơ, nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;

Theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, nhận thông báo và thông cho cho khách hàng tình trạng đơn đăng ký trong các giai đoạn thẩm định

– Đại diện khách hàng tiến hành tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền

– Đối với khách hàng ở Hà Nội, chúng tôi sẽ luôn đến tận nơi của khách hàng trong suốt  quá trình tư vấn, đăng ký.

– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, theo dõi các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của khách hàng để đưa ra ý kiến tư vấn kịp thời để xử lý hành vi xâm phạm.

– Đảm bảo thời gian đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng là nhanh nhất

Khi khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền, hãy liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi ngay với các Luật sư của Dịch Vụ Thương Hiệu để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

Mọi thông tin khách hàng vui lòng liên hệ:

Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ: Vui lòng gọi: 024.6285 2839;

Văn phòng HCM: Phòng A12 C, Tầng 12, Block A, Tòa nhà Skycenter số 5B đường Phổ Quang, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ: Vui lòng gọi: 028.73090686

HOTLINE: 0981.378.999 (Mr Nam) – 096.1980.886 (Ms Hà)

Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999      Email: lienhe@luathoangphi.vn


THAM KHẢO THÊM:

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm 1 số vấn đề sau liên quan đến nhãn hiệu:

– Điều kiện chung với nhãn hiệu sẽ được bảo hộ là gì?

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Ví dụ: OMO hoặc HONDA

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Ví dụ: Nhãn hiệu HONDA phân biệt được với nhãn hiệu MAZDA cho sản phẩm xe ô tô hoặc HONDA phân biệt được với nhãn hiệu YAMAHA cho sản phẩm xe máy

– Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu gồm những gì?

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Hiểu thế nào về Khả năng phân biệt của nhãn hiệu?

1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại mục 2 dưới đây.

2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ