Luật Hoàng Phi – Tổ chức Đại diện quyền SHTT

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 03/05/2024 |
  • Giới thiệu |
  • 15814 Lượt xem

Luật Hoàng Phi – Tổ chức Đại diện quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Chính vì thế, chỉ những đơn vị được Cục Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả cấp giấy phép hoạt động mới đủ tư cách pháp lý đại diện cho cá nhân, tổ chức đăng ký xác lập các đối tượng sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngày 03/04/2015 Cục sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 720/QĐ-SHTT ghi nhận Luật Hoàng Phi là Tổ chức đại diện quyền sở hữu công nghiệp.

Ngày 06/12/2023 Cục bản quyền tác giả đã ban hành giấy ghi nhận số 35/2023/TCTVDV ghi nhận Luật Hoàng Phi là tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

Sự khác biệt giữa tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan và không

Hiện nay dịch vụ sở hữu trí tuệ (đăng ký logo độc quyền, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền…) được cung cấp bởi rất nhiều công ty, trong đó bao gồm cả những công ty không có chức năng tư vấn và đại diện sở hữu trí tuệ. Mặc dù đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, hay nói đúng hơn là kết quả mà khách hàng sẽ nhận được. Thế nhưng, đại đa số các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ sở hữu trí tuệ lại không nhận định và đánh giá đúng về chức năng đại diện sở hữu công nghiệp.

Cho nên, để giúp cá nhân, tổ chức đưa ra những lựa chọn đúng đắn, Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra một số tiêu chí đánh giá, giúp mọi người phân biệt được sự khác nhau giữa công ty có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan và không.

Năng lực chuyên môn:

– Công ty là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn về mọi vấn đề của lĩnh vực (trên cơ sở thi đạt trong kỳ thi sát hạch do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức và được cấp chứng chỉ hành nghề). Cho nên, mọi vấn đề mà cá nhân, tổ chức gặp phải, công ty có chức năng đại diện đều có thể xử lý.

– Công ty không có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ khó xác định chuyên môn nghiệp vụ. Khi gặp phải những tình huống phức tạp, không thể xử lý để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của mình.

Ủy quyền thực hiện công việc:

– Công ty có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ sẽ thay mặt khách hàng làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ trên cơ sở giấy ủy quyền của khách hàng. Những công việc còn lại, công ty sẽ thay mặt khách hàng soạn đơn đăng ký, trực tiếp ký đơn đăng ký và nộp đơn, trực tiếp nhận thông báo, văn bằng cùng tất cả các giấy tờ liên quan từ Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời trực tiếp trả lời công văn của cục. Tóm lại, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ làm việc trực tiếp với công ty đại diện, khách hàng không cần thực hiện hay ký bất kỳ tài liệu nào ngoài giấy ủy quyền.

– Trong khi đó, công ty không có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ lại hoàn toàn ngược lại. Các công ty này sẽ không được trực tiếp làm việc với Cục sở hữu trí tuệ, không được thay mặt khách hàng ký đơn đăng ký, không được trực tiếp nhận công văn, giấy tờ, văn bằng từ cục. Tóm lại, những công ty này đơn thuần làm việc như một nhân viên công ty, họ sẽ soạn đơn, giấy tờ và chuyển khách hàng ký sau đó đi nộp tại cục với danh nghĩa là nhân viên của khách hàng.

Nhận thông báo, văn vằng và các tài liệu khác:

– Công ty có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ sẽ được nhận thông báo, công văn, văn bằng trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, có thể nắm bắt được toàn bộ nội dung công việc, chủ động trả lời thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nhận văn bằng bảo hộ và chuyển cho khách hàng.

– Công ty không có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ không được nhận thông báo, công văn, văn bằng trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ. Do đó, không có thể nắm bắt được toàn bộ nội dung công việc, không chủ động trả lời thông báo từ Cục SHTT hoặc nhận văn bằng bảo hộ dẫn đến tình trạng sau khi nộp đơn đăng ký mà khách hàng chuyển trụ sở, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thiếu sót đối với đơn đăng ký và yêu cầu khắc phục trong 01 tháng thì khách hàng không nhận được. Dẫn đến tình trạng đơn đăng ký bị từ chối do không trả lời thông báo, ngoài ra có rất nhiều vấn đề khác liên quan.

tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ uy tín

Thuế VAT cho việc thực hiện công việc:

– Công ty có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ thuế VAT là 5% (Theo quy định Luật thuế áp dụng cho hoạt động sở hữu trí tuệ)

– Công ty không có chức năng đại diện sở hữu trí tuệ thuế VAT là 10% (Không được áp dụng ưu đãi về thuế đối với dịch vụ sở hữu trí tuệ)

Trên đây là một số đặc điểm để phân biệt giữa một công ty là tổ chức đại diện và một công ty không có chức năng đại diện. Chúng tôi hy vọng thông tin này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về hoạt động sở hữu trí tuệ để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ.

Luật Hoàng Phi rất vinh dự và tự hào khi được cả Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Bản quyền tác giả cấp phép hoạt động. Do vậy mà nếu quan tâm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và niềm đam mê với nghề, chúng tôi tự tin có thể đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT