Thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất 2024

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 10077 Lượt xem

Để hiểu và có thể tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp một cách chính xác nhất, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu và hướng dẫn các bước đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng như sau:

Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ: Phạm Kim Oanh

Tư vấn Quy trình & Thủ tục Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được thể hiện chi tiết trong Luật sở hữu trí tuệ.

Cụ thể: Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) bao gồm:

– Tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức, chi phí của mình;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả với hình thức giao việc, thuê việc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Vì sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Cũng như vai trò quan trọng của nhãn hiệu (thương hiệu, logo) và bản quyền, kiểu dáng công nghiệp chính là một trong những đối tượng bảo hộ cho sản phẩm của khách hàng, một kiểu dáng công nghiệp được thể hiện đẹp mắt, có sự kết hợp hài hòa giữa các yêu tố sẽ tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người sử dụng và thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.

Sau khi đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ được độc quyền sử dụng kiểu dáng đó trong vòng 15 năm tính từ ngày nộp đơn. Do đó, giúp khách hàng có chiến lược kinh doanh sản phẩm lâu dài và có biện pháp pháp lý cần thiết để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng của đối thủ.

Ngoài ra, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trường hợp khách hàng không có nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể chuyển quyền sử dụng kiểu dáng đó cho bên khác để thu phí sử dụng kiểu dáng.

Với những gì phân tích ở trên cho thấy việc tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Để có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sản phẩm đăng ký cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Lưu ý: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng, một kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ nếu không đáp ứng được tính mới.

Ví dụ: Một kỹ sư thiết kế ra 1 cái võng, kỹ sư sau đó sản xuất và bán ra thị trường sau đó mới đi đăng ký kiểu dáng, khi đó kiểu dáng công nghiệp cho võng sẽ không được bảo hộ do đã mất tính mới (bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đăng ký)

– Kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Kiểu dáng công nghiệp có khả năng áp dụng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Đối tượng nào không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Không phải sản phẩm nào cũng có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những sản phẩm sau đây sẽ không được bảo hộ kiểu dáng.

(i) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

(ii Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

(iii) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

(iv) Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

tu-van-thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn kiểu dáng công nghiệp đăng ký

Việc thiết kế kiểu dáng công nghiệp là quá trình đầu tiên trong thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khi thiết kế kiểu dáng công nghiệp, khách hàng cần lưu ý các trường hợp sau sẽ không được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp.

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp

Sau khi đã thiết kế và lựa chọn mẫu kiểu dáng công nghiệp đăng ký, khách hàng cần tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn chính thức để đăng ký kiểu dáng.

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp là rất quan trọng nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, khách hàng có thể cân nhắc việc tra cứu.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tính mới (kiểu dáng chưa được bộc lộ dưới bất kỳ hình thức nào trước thời điểm nộp đơn), do đó, chỉ sau khi đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp khách hàng mới nên tiến hành công bố rộng rãi kiểu dáng công nghiệp đó.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi đã tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan chức năng để nhận được ngày ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng, đơn sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định cụ thể như sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn kiểu dáng trên công báo điện tử: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Lưu ý: Trên thực tế, thời giản đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ kéo dài từ 14-18 tháng.

Bước 5: Ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

– Trong quá trình thẩm định đơn tại bước 4, trường hợp kiểu dáng đăng ký không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

– Trường hợp kiểu dáng đăng ký đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

ho-so-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp là căn cứ để Cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu (tờ khai được lập thành 02 bản, được chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn ký tên & đóng dấu vào tờ khai)

– 02 bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp bao gồm các ảnh phía trên, dưới, trái, phải, trước, sau và toàn bộ của kiểu dáng công nghiệp

– Chứng từ lệ phí cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký. Khách hàng có thể tham khảo mẫu sau đây:

Download (DOC, 81KB)

Hình thức, địa chỉ nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Hình thức nộp đơn trực tiếp bằng hồ sơ giấy:

a. Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069

b. Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại : Tel:  (08) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (08) 3920 8486

c. Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký tại thành phố Đà Nẵng:

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511)  3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566 – Fax : (0511) 3889977

– Hình thức nộp đơn đăng ký trực tuyến

Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là 05 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thêm 02 lần với mỗi lần gia hạn là 05 năm.

Như vậy, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm:

(i) Lệ phí (phí chính thức) nộp cho Cục sở hữu trí tuệ;

(ii) Phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Trong mục này, chúng tôi sẽ thông báo mức phí nộp cho cơ quan đăng ký theo mục (i) nêu trên, với mục phí dịch vụ thuộc mục (ii) chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

– Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn kiểu dáng công nghiệp: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn trên công báo giấy, công báo điện tử: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Thu-tuc-dang-ky-doc-quyen-kieu-dang

Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi với vai trò là Tổ chức đại diện trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có đầy đủ tư cách pháp lý, trình độ chuyên môn, năng lực kinh nghiệm để đại diện cho khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Trong quá trình đại diện cho khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sau:

– Tư vấn điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp nào không được bảo hộ giúp khách hàng lựa chọn kiểu dáng công nghiệp phù hợp để đăng ký.

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Nộp đơn tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đưa ra ý kiến kết luận về việc kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký hay không?

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký và đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ

– Theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

– Trực tiếp nhân Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thông báo và chuyển cho khách hàng lưu giữ.

Luật Hoàng Phi là với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý hùng hậu tự tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tốt nhất với phí dịch vụ hợp lý nhất. Chúng tôi luôn tin tưởng chất lượng dịch vụ của chúng tôi là tốt nhất, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi.

Mọi thông tin cần thiết liên quan đến Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng vui lòng liên hệ.

Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Tel: 024.62852839   Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng HCM: Phòng A12.16 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Tel: 028.73090.686   Email: lienhe@luathoangphi.vn

HOTLINE: 096.1980.8860981.378.999

Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999      Email: lienhe@luathoangphi.vn

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ