Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 25/04/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 44 Lượt xem

Ai có quyền thực hiện Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây?

Pháp luật về sở hữu trí tuệ có quy định về quyền thực hiện Đăng ký thương hiệu tại nghe không dây như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng thương hiệu tập thể.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp: Có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ: Có quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một thương hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu cần đáp ứng điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng thương hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng thương hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người được chuyển giao quyền quyền sử hữu trí tuệ thông qua hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ khi Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây?

Khi Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây chủ sở hữu thương hiệu có thể phân và mô tả theo nhóm như sau:

Nhóm 09: Thiết bị ngoại vi của máy tính; bàn phím máy vi tính; chuột máy tính; tai nghe; loa; giá đỡ chuyên dùng cho máy tính xách tay; giá đỡ dùng cho điện thoai di động; gậy chụp ảnh; bộ chia/truyền tín hiệu máy tính (hub).
Nhóm 35: Mua bán, phân phối, xuất nhập khẩu: thiết bị ngoại vi của máy tính, bàn phím máy vi tính, chuột máy tính, tai nghe, loa, giá đỡ chuyên dùng cho máy tính xách tay, giá đỡ dùng cho điện thoại di động, gậy chụp ảnh, bộ chia/truyền tín hiệu máy tính (hub).

Hồ sơ Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây bao gồm những gì?

Về Hồ sơ đăng ký thương hiệu tai nghe không dây cần đảm bảo những tài liệu, giấy tờ như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu đi kèm theo danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice;

– 07 Mẫu thương hiệu tai nghe không dây kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

– Văn bản ùy quyền nếu ủy quyền qua đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Hoàng Phi.

Chi phí Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây hết bao nhiêu?

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về phí và lệ phí đăng ký thương hiệu hiện nay thì khoản phí phải nộp cho Cục sở hữu trí tuệ khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu tai nghe không dây như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Lưu ý: Phí kể trên chỉ bao gồm phí nhà nước, chưa bao gồm phí dịch vụ, trường hợp Khách hàng sử dụng dịch vụ thì bên cạnh chi phí nhà nước các đơn vị phải thanh toán thêm một khoản cho đơn vị dịch vụ.

Dịch vụ Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây uy tín chỉ có tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nên chúng tôi tự tin mình có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý, năng lực để đại diện Quý khách hàng trong việc đăng ký thương hiệu. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn, kinh nghiệm, luôn lắng nghe, chúng tôi luôn cống hiến, tận tâm vì lợi ích của khách hàng.

Với mỗi dịch vụ cung cấp, chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục một cách đầy đủ, đem lại hiệu quả cao và sự hài lòng lớn nhất cho khách hàng. Đến với dịch vụ đăng ký thương hiệu chúng tôi đều hỗ trợ thực hiện các công việc về:

– Hỗ trợ thiết kế thương hiệu cho những khách hàng chưa có;

– Tra cứu thương hiệu, đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu thay khách hàng;

– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước;

– Thực hiện đóng phí, các công việc liên quan, theo dõi quá trình thẩm định và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có);

– Nhận kết quả và giao lại khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ