Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 18/03/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 55 Lượt xem

Ai có quyền Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng?

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) có quy định chi tiết về các đối tượng sau đây có quyền đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng nói riêng gồm:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất: Có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp: Có quyền đăng ký thương hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng thương hiệu tập thể.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp: Có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ: Có quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Trường hợp hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một thương hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu cần đáp ứng điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng thương hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng thương hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người được chuyển giao quyền quyền sử hữu trí tuệ thông qua hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Điều kiện để Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng?

Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

 – Là dấu hiệu có thể nhìn thấy và được thể hiện dưới các dạng sau: chữ cái; từ ngữ; hình vẽ; hình ảnh; hình ba chiều; sự kết hợp các yếu tố chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều. Các dấu hiệu này thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh dưới dạng đồ họa.

– Có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác.

Theo quy định thì Thương hiệu có khả năng phân biệt phải là thương hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được kết hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt.

Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ khi Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng?

Khi đăng ký thương hiệu nói chung, cá nhân, tổ chức doanh nghiệp bắt buộc phải phân nhóm hàng hóa, dịch vụ theo đúng Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Trường hợp không phân nhóm chuẩn xác sẽ khó khăn trong việc xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời trường hợp không phân nhóm sẽ mất thêm chi phí cho Cục sở hữu trí tuệ.  Theo đó, đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng tùy theo nhu cầu bảo hộ chủ sở hữu thương hiệu có thể phân vào các nhóm như nhóm 03, nhóm 05, nhóm 35, Quý vị tham khảo mô tả như sau:

Nhóm 03: Mỹ phẩm; kem dưỡng da; sữa tắm; dầu gội đầu và dầu xả tóc; sữa rửa mặt; chế phẩm chống nắng; nước hoa và dầu thơm; son môi; xà phòng bánh; chế phẩm để tắm, không dùng cho mục đích y tế; mỹ phẩm có nguồn gốc thảo mộc; chế phẩm đánh răng; nước súc miệng không dùng cho mục đích y tế; tinh dầu.

Nhóm 05: Dược phẩm; thảo dược; thực phẩm chức năng; thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng trong y tế; nước súc miệng dùng cho mục đích y tế; dung dịch làm sạch khử khuẩn sát trùng dùng cho mục đích y tế.

Nhóm 35: Dịch vụ bán sỉ (bán buôn) và bán lẻ mỹ phẩm, kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội đầu và dầu xả tóc, sữa rửa mặt, chế phẩm chống nắng, nước hoa và dầu thơm, son môi, xà phòng bánh, chế phẩm để tắm, mỹ phẩm có nguồn gốc thảo mộc, che phẩm đánh răng, nước súc miệng, tinh dầu, dược phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng, chế phẩm dược để chăm sóc da

Hồ sơ Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng cần những gì?

– Tờ khai đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng (02 bản).

– Mẫu nhãn hiệu (07 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn thương hiệu nước súc miệng.

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Luật Hoàng Phi).

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý:  Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn thương hiệu tập thể, nhãn thương hiệu chứng nhận thì hồ sơ cần bổ sung tài liệu về:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn thương hiệu (nếu nhãn thương hiệu được đăng ký là nhãn thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn thương hiệu đăng ký là nhãn thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn thương hiệu tập thể, nhãn thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn thương hiệu (nếu nhãn thương hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thời gian giải quyết thủ tục Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng mất bao lâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng;

– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung: Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn;

 – Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01 tháng;

Như vậy tổng thời gian đăng ký thương hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký thương hiệu nói chung thường kéo dài từ 18– 24 tháng kể từ khi nộp đơn, bởi phụ thuộc vào tình trạng số lượng đơn tiếp nhận của Cục, hồ sơ đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ…

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu cho nước súc miệng. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ