Những khó khăn khi đi đăng ký bản quyền

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 27/02/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 35 Lượt xem

Đăng ký bản quyền tác giả là gì?

Đăng ký bản quyền tác giả là việc tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc chủ sở hữu tác phẩm thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

Theo đó, Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Loại hình tác phẩm nào được Đăng ký bản quyền tác giả?

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tác phẩm thuộc các nhóm sau đây được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu;

– Bài phát biểu, bài giảng và bài nói khác;

– Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện bằng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;

– Tác phẩm phái sinh của các tác phẩm trên.

Lưu ý: Các tác phẩm trên được bảo hộ khi được trực tiếp sáng tạo ra bởi tác giả mà không phải sao chép từ tác phẩm của tác giả khác.

Hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả cần những gì?

Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký quyền tác giả sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

–  Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu.

Tờ khai sử dụng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin yều cầu theo mẫu do Bộ Văn hóa – Thông tin quy định. Mặt sau của mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả có hướng dẫn cách điền thông tin.

–  02 bản sao của tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn đăng ký quyền tác giả: 01 bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, 01 bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi cấp giấy chứng nhận

Lưu ý: Với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì có thể thay thế bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

– Giấy ủy quyền: Chỉ nộp nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền, trên giấy ủy quyền phải có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.

– Văn bản đồng ý của các tác giả nếu tác phẩm đăng ký có đồng tác giả.

–  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng ngôn ngữ khác thì phải có bản dịch tiếng Việt.

Quy trình đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. Người nộp đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm hoặc nộp qua đường bưu điện đến một trong các địa chỉ sau:

– Cục Bản quyền tác giả TP. Hà Nội (Số 33, ngách 2, ngõ 294 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội);

– Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh (170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh)

– Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả TP. Đà Nẵng (01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng)

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm là 45 ngày kể từ ngày nhận hộ sơ hợp lệ và phải đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. 

Bước 3: Trả kết quả

Nếu tác phẩm không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật, không vi phạm về các yếu tố thuần phong mỹ tục của dân tộc thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (đồng tác giả, đồng chủ sở hữu) sẽ được Cục bản quyền tác giả cấp sau 45 ngày. Trong trường hợp bị từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Những khó khăn khi đi đăng ký bản quyền tác giả là gì?

Mặc dù đăng ký bản quyền tác giả không phải là bắt buộc, tuy nhiên nếu cá nhân hoặc tổ chức là tác giả đã đăng ký bản quyền tác giá/ quyền liên quan với Cục bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra và là cơ sở xác nhận thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, việc đăng ký không phải là dễ dàng thực hiện bởi khi tiến hành thủ tục, người nộp đơn sẽ gặp những khó khăn như sau:

– Quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và giấy tờ liên quan rất khó để tự tìm hiểu và chuẩn bị. Hồ sơ tiến hành đăng ký có thể không hợp lệ, thiếu, thậm chí là sai gây nên mất thời gian cho quá trình giải quyết sau này;

– Chủ thể nộp hồ sơ không biết cơ quan tiếp nhận và xử lí;

– Không biết mức phí phải nộp tương ứng với bộ hồ sơ là bao nhiêu, cơ quan nào có chức năng thu phí.

– Các trường hợp ở xa không thuận tiện đi lại, nộp phí đăng ký qua hình thức chuyển khoản sau đó nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền. Đây là quá trình gây ra nhiều vấn đề phát sinh nhất mà chủ thể tiến hành cần giải quyết vì sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ phía cơ quan chức năng;

– Nộp hồ sơ xong cần theo dõi tình trạng của hồ sơ đăng ký để kịp thời trả lời bằng văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có vấn đề phát sinh.

– Khó khăn để tiến hành hoàn thiện và bổ sung hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

Từ những chia sẻ trên, chúng ta thấy việc đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam là một quá trình phức tạp – nó đòi hỏi nhiều yếu tố về sự am hiểu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để xử lý các thủ tục pháp lý khác. Câu chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu cá nhân,tổ chức, doanh nghiệp nhờ chúng tôi như là đơn vị đại diện bạn để đăng ký bản quyền tác giả.
Theo đó, Khi bạn bạn cảm thấy quá khó khăn – hoặc bạn cần sự hỗ trợ để có thể đăng ký bản quyền một cách nhanh chóng, tiết kiệm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn về sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin sẽ đồng hành cùng bạn để tác phẩm của bạn được đăng ký bản quyền tác giả một cách hoàn hảo, đúng quy định pháp luật nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Những khó khăn khi đi đăng ký bản quyền. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ