Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Sản Phẩm Năm 2024 Như Thế Nào?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 08/05/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 6051 Lượt xem

Đăng ký Bản quyền sản phẩm là gì?

Khi khách hàng tạo ra 1 sản phẩm thông qua quá trình sản suất và đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường với mục đích kinh doanh, để có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, tránh bị bên thứ ba làm nhái, làm giả đồng thời có chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với bản quyền sản phẩm, khách hàng nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm.

Bản quyền sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào từng sản phẩm, Luật sư của Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn cho khách hàng các hình thức bảo hộ, về cơ bản bản việc đăng ký bản quyền sản phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau:

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký sở hữu công nghiệp

– Hình thức thể bên ngoài của sản phẩm (hình dáng, bao bì) có thể đăng ký dưới dạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay còn gọi là kiểu dáng sản phẩm;

– Tên gọi, biểu trưng sản phẩm có thể đăng ký dưới dạng đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu, logo). Ví dụ: OMO sẽ đăng ký cho sản phẩm bột giặt;

– Kỹ thuật/công thức tạo ra sản phẩm có thể đăng ký dưới hình thức đăng ký sáng chế.

Đăng ký bản quyền sản phẩm dưới hình thức đăng ký quyền tác giả

– Bài hát có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc;

– Logo có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;

– Tập thơ, sách, truyện, giáo trình, ý tưởng có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm viết;

– Phần mềm có thể đăng ký dưới hình thức chương trình máy tính;

– Bản vẽ thiết kế công trình có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm kiến trúc;

– Video, phim truyện có thể đăng ký dưới hình thức tác phẩm ghi âm, ghi hình.

Tại sao phải đăng ký bản quyền sản phẩm?

Như chúng tôi đã nói ở trên, đăng ký bản quyền sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm lâu dài, với việc một sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau, việc thiết sót đăng ký một hình thức có thể dẫn đến những rủi ro trong việc kinh doanh sản phẩm.

Việc đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa đăng ký bảo hộ có thể dẫn đến việc chủ sở hữu sẽ mất toàn bộ sản phẩm vào tay đối thủ và gậy thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, ngoài ra trong trường hợp sản phẩm chưa được đăng ký bản quyền dẫn đến việc khi phát hiện ra hành vi xâm phạm của bên thứ 3, chủ sở hữu bản quyền sản phẩm không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm bản quyền do không chứng minh được quyền của mình đối với bản quyền sản phẩm.

Ngoài ra, việc đăng ký bản quyền sản phẩm còn mang lại những lợi ích sau:

+ Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sản phẩm của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, so với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực chủ sở hữu sẽ có những lợi thế cạnh tranh nhất định;

+ Tạo tiền để cho việc phát triển sản phẩm lâu dài thông qua việc đăng ký bản quyền sản phẩm;

+ Được cho bên khác (bên thứ 3) có quyền khai thác sản phẩm trên cơ sở cho phép sử dụng có thu phí hoặc yêu cầu lợi thế khác;

+ Tăng uy tín cho sản phẩm với người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy doanh số bản hàng

+…………………………….

Từ những lý do nêu trên, có thể thấy vai trò của việc đăng ký bản quyền sản phẩm là rất cần thiết và quan trọng đối với chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.

Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm được phân theo loại hình đăng ký. Tương ứng với đó sẽ xác định được sẽ đăng ký ở đâu. Cụ thể:

– Nộp đơn đăng ký bản quyền sản phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Nhãn hiệu (logo/thương hiệu); Sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý…vv.

Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069

Văn phòng Cục sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại : Tel:  (08) 3920 8483 – 3920 8485     Fax: (08) 3920 8486

văn phòng Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511)  3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566 – Fax : (0511) 3889977

– Nộp đơn đăng ký bản quyền sản phẩm tại Cục bản quyền tác giả

Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tác giả cho tác phẩm như: Tác phẩm văn học, chương trình máy tính; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…vv.

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Số điện thoại là 024 3823 6908

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Địa chỉ cụ thể: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 028.39 308 086

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Tel: 0236.3 606 967

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký và bao gồm chi phí, lệ phí nộp cho Cục bản quyền tác giả hoặc Cục sở hữu trí tuệ (hay còn được gọi là phí chính thức) và chi phí dịch vụ đăng ký (trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký)

Trường hợp cần được làm rõ chi phí, khách hàng vui lòng liên hệ lại với Luật sư của chúng tôi theo số Hotline: 0981.378.999 hoặc email: lienhe@luathoangphi.vn để được tư vấn và báo phí chính thức.

Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm được chia thành các bước như sau:

Bước 1: Phân loại hình đối tượng đăng ký bản quyền

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, có 05 đối tượng đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm

(i) Đăng ký bản quyền tác giả (sách, truyện, ý tưởng, tập thơ, bài hát, phần mềm, logo….vv)

(ii) Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng sản phẩm);

(iii) Đăng ký logo (thương hiệu, nhãn hiệu) sản phẩm;

(iv) Đăng ký sáng chế;

Phụ thuộc vào từng loại hình sản phẩm, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình đăng ký phù hợp nhất

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu, hồ sơ cho việc đăng ký

Phụ thuộc vào từng loại hình sản phẩm khách hàng sẽ cần cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin chủ sở hữu…vv.

– Đăng ký sản phẩm dưới hình thức quyền tác giả

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả;

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tác tác phẩm;

+ Căn cước công dân/chứng minh thư/hộ chiếu/đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu tác phẩm (bản sao);

+ Căn cước công dân/chứng minh thư/hộ chiếu của tác giả (bản sao);

+ 02 đĩa CD chứa nội dung tác phẩm muốn đăng ký

+ 02 bản tác phẩm đăng ký (tùy từng đối tượng tác phẩm để hướng dẫn chi tiết)

+ Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký

– Với sản phẩm đăng ký dưới hình thức kiểu dáng:

+ Bản chụp sản phẩm bao gồm Ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau, ảnh tổng thể

+ Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền thực hiện công việc

+ Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

+ Thông tin chủ sở hữu, tác giả (chứng minh thư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

– Với sản phẩm là nhãn hiệu (đăng ký logo, thương hiệu):

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản)

+ Giấy ủy quyền/Hợp đồng ủy quyền

+ File mềm nhãn hiệu hoặc bản in nhãn hiệu trên giấy A4 (kịch thước 8cm x 8cm)

+ Nhóm sản phẩm/dịch vụ (lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm) muốn đăng ký

– Với sản phẩm đăng ký sáng chế

+ Bản mô tả sáng chế

+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế

+ Tờ khai đăng ký sáng chế

+ Giấy ủy quyền đăng ký

+ Ảnh sáng chế, bản vẽ kỹ thuật sáng chế

Bước 3: Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký dưới hình thức sở hữu công nghiệp sẽ được trải qua 03 giai đoạn thẩm định bao gồm

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký

– Đăng công báo sở hữu công nghiệp

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký

– Thông báo cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ được Cục bản quyền tác giả thẩm định trong thời gian 02 tháng trước khi ra quyết định cuối cùng về việc đăng ký.

Bước 4: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký

Trường hợp sản phẩm đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ nộp phí cấp văn bằng bảo hộ và sẽ nhận được văn bằng sau khoảng thời gian từ 02-03 tháng.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi với đội ngũ pháp lý cao cấp và luật sư nhiều kinh nghiệm đã thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tại Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sau đây:

– Tư vấn cho khách hàng hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm phù hợp với loại hình sẽ đăng ký

– Tư vấn cho khách hàng điều kiện bảo hộ, tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm

– Soạn thảo hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tại cơ quan chức năng

– Theo dõi đơn đăng ký bản quyền sản phẩm, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ ly hồ sơ (nếu có)

– Nhận kết quả đăng ký bản quyền sản phẩm và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Tel: 024.62852839   Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng HCM: Phòng A-C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số  5B (số 10 cũ) đường Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Tel: 028.73090.686   Email: lienhe@luathoangphi.vn

HOTLINE: 096.1980.8860981.378.999

Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999      Email: lienhe@luathoangphi.vn

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT

Năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ