Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet là gì?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 17/10/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 169 Lượt xem

Internet hiện nay đã rất phổ biến với nhân loại và có vai trò tích cực với cuộc sống con người mà chúng ta không thể phủ nhận như trong học tập, kinh doanh, giải trí, ngoại giao… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vì nền tảng quá rộng lớn, phức tạp mà internet cũng có nhiều mặt tiêu cực như xâm phạm quyền con người, quyền tác giả, quyền liên quan. Vậy Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet là gì? Ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì?

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu diễn ra trên nền tảng internet.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trên internet:

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+ Tác phẩm báo chí;

+ Tác phẩm âm nhạc;

+ Tác phẩm sân khấu;

+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+ Tác phẩm nhiếp ảnh;

+ Tác phẩm kiến trúc;

+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

– Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

– Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet

Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Ví dụ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên Internet

Một số hình ảnh tư liệu về vụ việc bộ phim Lật Mặt 3 của ca sỹ Lý Hải bị quay lén và livetream trên mạng xã hội hay vụ việc chương trình truyền hình Táo quân của VTV bị phát tán tràn lan trên mạng Internet chỉ là hai trong rất nhiều ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan trên môi trường internet. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực sách cũng vô cùng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến uy tín và doanh thu của các đơn vị phát hành sách.

Bên cạnh đó còn nhiều vụ việc vi phạm quyền tác giả như:

– Tranh chấp quyền tác giả bộ truyện Thần đồng đất Việt.

– Tác phẩm họa sĩ Thành Chương vẽ một người bạn gái khoảng năm 1970-1971 bị gắn tên danh họa Tạ Tỵ và trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM vào tháng 7/2016.

Trên đây là nội dung bài viết hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì? Ví dụ hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký thương hiệu

5/5 - (12 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ