Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 13/11/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 24 Lượt xem

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết hơn.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không?

Theo Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Từ quy định trên thấy được rằng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, cụ thể:

– Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

Như vậy thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm thiệt hại về tinh thần.

Căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không? đã được giải đáp ở nội dung trên. Căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

– Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

+ Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

– Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

– Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào bị xử phạt hành chính?

Theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định như sau:

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm như trên đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của Dịch vụ thương hiệu về Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền

5/5 - (5 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ