Vi dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan
Mục lục
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Vậy Hành vi nào được coi là hành vi xâm phạm quyền liên quan? Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan? Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Đối tượng bảo vệ của Quyền liên quan theo quy định hiện nay
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ được quy định tại Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
- b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
- c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật sở hữu trí tuệ;
- d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hành vi xâm phạm quyền liên quan gồm những hành vi nào?
Các hành vi xâm phạm quyền liên quan được quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể những hành vi xâm phạm bao gồm:
– Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
– Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
– Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
– Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
– Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Vi dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan
Ví dụ: Công ty A kí hợp đồng mua bản quyền phát sóng độc quyền chương trình M tại Việt Nam với hãng phát sóng ở Mỹ (hãng độc quyền cung cấp bản quyền phát sóng chương trình này trên phạm vi toàn thế giới). Sau đó, Công ty A ký hợp đồng nhượng lại bản quyền phát sóng độc quyền này cho kênh C trong thời hạn 2 năm. Theo đó chương trình này do Công ty A nắm bản quyền (Nhà tài trợ là Nhãn hàng P), phối hợp với kênh B sẽ phát sóng các chương trình theo từng tập cố định. Tuy nhiên, khi kênh B mới chỉ phát sóng được 3 tập thì kênh truyền hình C đã “nhanh chân” hơn, thu lại chương trình đó ở các tập đã phát sóng từ kênh Y ở Anh và phát ngay sau đó.
Xâm phạm quyền liên quan có bị truy cứu hình sự hay không?
Theo điều 225, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
- Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
- b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Phạm tội 02 lần trở lên;
- c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
- d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
- c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan. Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền âm nhạc
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại có phải xin phép không?
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “Daisy, hình” tại Cục SHTT
Cập nhật: 19/09/2022
Nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu “KEYCOM, hình” tại Cục SHTT
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “AP Chất lượng – Chuyên nghiệp, hình” tại Cục SHTT
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của CÔNG TY CỔ PHẦN THẦN NÔNG THANH HÓA
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký thành công việc chuyển nhượng Đơn đăng ký Nhãn hiệu
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “TKN [G T D], hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “HADUMIC G L, hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “MATO, hình” tại Cục SHTT
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “MT GROUP, hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Thông báo nhận được các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “GUANGYI DOORS, hình” tại Cục SHTT
Cập nhật: 19/09/2022
Luật Hoàng Phi sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sothic, hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “DaviCorp Góp niềm tin, xây cuộc sống, hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “BK, hình”
Cập nhật: 19/09/2022
Hoang Phi Invest & I.P đăng ký thành công nhiều bản quyền phần mềm cho doanh nghiệp
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký thành công bản quyền Tác phẩm tạo hình
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký thành công bản quyền Phần mềm Hóa đơn điện tử (Không bao gồm dữ liệu)
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký thành công bản quyền Logo Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký bản quyền Phần mềm của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ phần mềm mạng
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc “Nhiệt điện Quảng Trạch ta tự hào”
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký bản quyền Phần mềm quản lý doanh nghiệp AriSmart
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng Ký Bản Quyền Website Ở Đâu?
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký bản quyền Phần mềm xử lý vi phạm giới hạn tốc độ (Không bao gồm dữ liệu)
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng ký thành công nhiều bản quyền Logo
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Slogan Như Thế Nào?
Cập nhật: 19/09/2022
Thủ Tục Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Ý Tưởng Như Thế Nào?
Cập nhật: 19/09/2022
Cách Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Hình Ảnh Thế Nào ?
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng Ký Logo Cho Công Ty Gồm Những Bước Nào?
Cập nhật: 19/09/2022
Đăng Ký Logo Mạng
Cập nhật: 19/09/2022
Những cách đăng ký logo độc quyền tại Việt Nam
Cập nhật: 19/09/2022