Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 02/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 164 Lượt xem

Hiện nay việc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ? như thế nào, quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người, đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, …

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên trong số các quyền này có hai quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.

Trước khi tìm hiểu về Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ? cần hiểu được khái niệm sở hữu trí tuệ theo quy định như trên.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Để xác định được Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ? cần xác định được các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

– Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và 188 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

– Để xác định được một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các điều khoản trên hay không thì cần phải xem xét hành vi đó có đáp ứng đủ các căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP như sau:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam; hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Mức xử phạt vi phạm hành chính chính khi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ? hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu như sau:

“Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 14 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định:

“ Điều 14. Hành vi xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê bản gốc, bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.”

Căn cứ theo điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (Cụm từ “trên môi trường Internet bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định:

“ Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trườngmạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy tùy thuộc vào hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ khác nhau thì mức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau theo quy định như trên.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ? đã được giải thích ở nội dung trên, ngoài ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý hình sự theo quy định của bộ luật hình sự như sau:

– Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: Quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

  1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
  2. a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
  3. b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  7. c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  8. d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

  1. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  2. c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Quy định cụ thể tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

  1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  6. d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  3. a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
  4. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  5. c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5/5 - (9 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ