Thời hiệu xử phạt hành chính về quyền tác giả?
Mục lục
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Thời hiệu xử phạt hành chính về quyền tác giả? Mời Quý vị theo dõi, tham khảo để có thêm thông tin hữu ích:
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
– Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định trên nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Lưu ý: Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Thời hiệu xử phạt hành chính về quyền tác giả?
Thời hiệu xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 có hiệu lực ngày 1/1/2022 sửa đổi Nghị định quy định xử phạt hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trong thời hạn của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc về quyền tác giả, quyền liên quan
– Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
– Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
Mức phạt xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được quy định trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Trên đây là những chia sẻ của Dịch vụ thương hiệu về Thời hiệu xử phạt hành chính về quyền tác giả?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Đăng ký logo cho công ty sản xuất sơn
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký logo cho công ty kinh doanh văn phòng phẩm
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký logo cho công ty tổ chức sự kiện
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký logo cho cửa hàng kinh doanh xe máy
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Kiên Giang
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tuyên Quang
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Khánh Hòa
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trà Vinh
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tiền Giang
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thanh Hóa
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Yên Bái
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thừa Thiên Huế
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Trị
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ninh
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Nam
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Sơn La
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Bình
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tây Ninh
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hà Nam
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hải Dương
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hưng Yên
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hà Tĩnh
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hậu Giang
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hòa Bình
Cập nhật: 13/11/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hải Phòng
Cập nhật: 13/11/2023
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm vở viết
Cập nhật: 13/11/2023
Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào ?
Cập nhật: 13/11/2023
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa kính ô tô
Cập nhật: 13/11/2023
Hướng dẫn Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho công ty Xây dựng
Cập nhật: 13/11/2023
Mục Đích Đăng Ký Nhãn Hiệu Sản Phẩm Là Gì?
Cập nhật: 13/11/2023
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy sấy
Cập nhật: 13/11/2023
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho vở viết được thực hiện thế nào?
Cập nhật: 13/11/2023
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm cửa nhôm
Cập nhật: 13/11/2023
Cách Thức Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Năm 2023
Cập nhật: 13/11/2023
Thủ tục và lưu ý khi sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu do thay đổi tên công ty
Cập nhật: 13/11/2023