Thời hạn góp vốn điều lệ

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 23/06/2022 |
  • Dịch vụ doanh nghiệp |
  • 140 Lượt xem

Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh, khi thành lập doanh nghiệp thì cần phải có vốn. Vậy Thời hạn góp vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ đó là để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Vốn điều lệ thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Do đó nếu vốn điều lệ càng cao, thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp càng lớn.

Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Như vậy Thời hạn góp vốn điều lệ đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên) là 90 ngày kể từ ngày được cáp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định:

– Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định.

– Công ty cổ phần: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

Nên để vốn điều lệ cao hay thấp?

Quy định về Thời hạn góp vốn điều lệ đã được giải thích ở trên, theo đó nên để vốn điều lệ cao hay thấp là một vấn đề nhiều người băn khoăn.

Vốn điều lệ là một trong những loại vốn cần kê khai khi thành lập công ty, vốn điều lệ công ty đăng ký với cơ quan có thẩm quyền khi mở công ty sẽ được ghi trong điều lệ công ty.

Luật Doanh nghiệp hiên nay không có quy định cụ thể về vốn điều lệ cần phải kê khai khi thành lập công ty do đó doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ ban đầu tùy thuộc vào điều kiện cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù không cso quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến vốn điều lệ như:

– Đối với những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định được quy định.

– Không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín công ty do đó cần lựa chọn mức vốn phù hợp nhất.

– Mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng mỗi năm.

Như vậy tùy thuộc vào năng lực tài chính, phương hướng hoạt động của công ty cũng như quy mô kinh doanh thì chủ doanh nghiệp nên để vốn điều lệ ở mức vừa phải và phù hợp với khả năng của mình.

Đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và phát triển hơn thì lúc đó doanh nghiệp có thể tiến hành tăng vốn điều lệ công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trường hợp nào được tăng, giảm vốn điều lệ?

Ngoài Thời hạn góp vốn điều lệ, một trong những vấn đề được rất nhiều công ty quan tâm đó là khi nào được tăng, giảm vốn điều lệ.

Theo quy định tại Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020 công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp tăng vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp:

– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020;

– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi tên công ty

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

5/5 - (22 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ