Thẩm quyền tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 05/12/2023 |
  • Dịch vụ doanh nghiệp |
  • 446 Lượt xem

Vấn đề tăng vốn điều lệ công ty đã không còn qua xa lạ, tuy nhiên với mỗi loại hình công ty thì chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tăng vốn điều lệ là khác nhua.

Do vậy, qua bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về Thẩm quyền tăng vốn điều lệ công ty cổ phần.

Hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Hiện nay trong Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về trường hợp công ty cổ phần tiến hành tăng vốn điều lệ bằng một trong các hình thức như: Chào bán cổ phần, phát hành trái phiếu, …

Theo đó công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và đã được quy định cụ thể tại điều lệ của công ty.

Việc phát hành trái phiếu thực chất giống việc ghi nợ mà chủ thể sở hữu trái phiếu sẽ trở thành chủ nợ của công ty cổ phần, chủ nợ ở đây có thể là các tỏ chức tài chính được thành lập theo quy định pháp luật.

Về việc chào bán cổ phần sẽ do Hội đồng quản trị của công ty quyết định về thời điểm chào bán, số lượng từng loại cổ phần được chào bán và giá cổ phần được chào bán.

Tuy nhiên cần đảm giá bán cổ phần phải không được thấp hơn giá bán trên thị trường tại thời điểm chào bán, trù một số trường hợp ngoại lệ như sau:

– Cổ phần được bán lần đầu cho chủ thể hiện không phải là cổ đông sáng lập của công ty;

– Cồ phần được bán cho toàn bộ cổ đông công ty căn cứ theo tỷ lệ số cổ phần mà mỗi cổ đông đang sở hữu trong công ty;

– Cổ phần được bán cho bên môi giới hay chủ thể bảo lãnh, đối với trường hợp này thì số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu phải nhận được sự đồng thuận của Đại Hội đồng cổ đông công ty

– Một số trường hợp cụ thể nếu Điều lệ công ty có quy định khác.

Thẩm quyền tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Vì đây là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như là nghĩa vụ của toàn bộ cổ đông công ty.

Do vậy chủ thể ra quyết định tăng vốn điều lệ công ty cổ phần phải là chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp 2014.

Cụ thể, tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 ghi nhận quyền của Đại hội đồng cổ đông có nội dung là Đại hội đồng cổ đông sẽ có quyền quyết định các loại cổ phần và số lượng cổ phần tưng loại sẽ được chào bán.

Từ đây có thể thấy chủ thể có thẩm quyền thông qua quyết định tăng vốn điều lệ là Đại hội đồng cổ đông, bao gồm toàn bộ các cổ đông có quyền bỏ phiếu được quy định chi tiết trong điều lệ công ty.

Ngoài những nội dung Luật Hoàng Phi vừa cung cấp về các quy định liên quan đến Thẩm quyền tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thì tiếp theo đây Luật Hoàng Phi sẽ điểm qua về trình tự, các công việc phải làm trong công ty cổ phần khi tăng vốn điều lệ.

Trình tự tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Công ty hiện đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ cho công ty thì có thể tham khảo nội dung dưới đây hoặc có thể liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.

Đa số mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh của công ty thì đều được quyết định trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với sự tham gia đầy đủ của các cổ đông trong công ty.

Đối với vấn đề tăng vốn điều lệ cũng vậy, đây là việc sẽ ảnh hương trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông công ty nên cần nhận được sự chấp thuận của mọi người.

Do đó công ty sẽ tiến hành triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo đúng trình tự pháp luật quy định, đưa ra quyết định tăng vốn điều lệ thông qua việc biểu quyết và kết quả được quyết định dựa trên nguyên tắc đa số.

Sau khi quyết định được thông qua thì sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ trên thực tế theo hình thức đã được quyết định.

Khi đã kết thúc đợt tăng vốn điều lệ thì công ty phải tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc tăng vốn điều lệ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mới và sửa đổi lại thông tin trên cổng thông tin Quốc gia.

Về cơ bản thì công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có một số giấy tờ cần thiết sau đây:

– Đơn đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh;

Đối với đơn này thì công ty nên sử dụng hoặc tham khảo mẫu đơn mà pháp luật đã ban hành để hướng dẫn, tránh tình trạng cung cấp thiếu thông tin khiến cho hồ sơ bị từ chối.

– Quyết định tăng vốn điều lệ và bản sao biên bản cuộc họp quyết định tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông công ty;

– Danh sách liệt kê số cổ đông hiện tại của công ty, thông tin liên quan đến số cổ phần và loại cổ phần mà mỗi cổ đông đang nắm giữ trong công ty;

– Bản sao có công giấy các giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, căn cước, hộ chiếu nếu cổ đông là cá nhân, còn trường hợp cổ đông là tổ chức thì cung cấp bản sao chứng nhận thành lập hoặc chứng nhận đầu tư đã được công chứng;

– Qúa trình soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ nếu do chủ thể không phải người đại diện theo pháp luật của công ty tiến hành thì cần cung cấp thêm giấy ủy quyền theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015.

Khi hoàn tất hồ sơ thì cá nhân được ủy quyền đi nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Và khi đó phòng đăng ký kinh doạnh sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu của công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thẩm quyền tăng vốn điều lệ công ty cổ phần. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Công Ty Luật Hoàng Phi theo số điện thoại tư vấn pháp luật 0981.378.999

5/5 - (3 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ