Điều Kiện Thành Lập Công Ty TNHH 2024

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 02/01/2024 |
  • Dịch vụ doanh nghiệp |
  • 360 Lượt xem

Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung sau đây liên quan đến điều kiện thành lập công ty TNHH, trường hợp có vấn đề gì chưa rõ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Điều kiện về tên công ty TNHH?

Việc đặt tên công ty là một phần rất quan trọng trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rất chi tiết về việc đặt tên cho công ty TNHH.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, tên công ty TNHH có thể đặt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc kết hợp cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt.

Thứ nhất Việc đặt tên công ty TNHH bằng tiếng Việt, chủ sở hữu phải lưu ý đến các điều kiện sau đây:

– Tên tiếng Việt của công ty TNHH gồm hai phần được sắp xếp theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp (được viết là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty TNHH).

– Tên công ty: Chủ sở hữu công ty TNHH có quyền tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng Tên công ty đó phải là những chữ cái nằm trong bảng chữ cái tiếng Việt các chữ cái F, J, Z, W hoặc chữ số, ký hiệu.

Ngoài ra, tên công ty TNHH phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Tên công ty cũng phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ so tài liệu, ấn phẩm do công ty phát hành.

Thứ hai: Nếu đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài, chủ sở hữu công ty cần lưu ý đến các điều kiện sau:

– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch sang từ tiếng Việt. Khi được dịch từ tiếng Việt, tên nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc đổi sang một từ khác có nghĩa giống với từ đó.

– Nếu tên công ty TNHH được đặt bằng tiếng nước ngoài thì tên bằng tiếng nước ngoài sẽ được in hoặc viết nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoặc trên các phiếu giao dịch, hồ sơ tài liệu hoặc ấn phẩm do công ty phát hành.

Thứ ba: Nếu tên công ty TNHH được viết tắt thì phải viết tắt theo tên tiếng Việt hoặc theo tên nước ngoài của công ty.

Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tên địa điểm kinh doanh của công ty TNHH. Cụ thể nếu đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh, chủ sở hữu công ty cần lưu ý một số điều kiện quy định tại điều 41, Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

Thứ nhất, khi đặt tên cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điêm kinh doanh, chủ sở hữu chỉ được đặt tên nằm trong bảng chữ cái tiếng Viết, các chứ cái F, J, Z, W, chữ số hoặc ký hiệu

Thứ hai, khi đặt tên, phải kèm theo cụm từ “chi nhánh” khi đặt tên chi nhánh hoặc “văn phòng đại diện” khi đặt tên văn phòng đại diện.

Thứ ba, Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Ngoài ra, pháp luật doanh nghiệp quy định những hành vi bị cấm trong việc đặt tên cho công ty như sau:

– Nghiêm cấm việc đặt tên công ty trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với công ty khác

– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trng và tên các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp làm tên công ty.

– Cấm sử dung những tên không phù hợp, vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về địa chỉ công ty TNHH

Trụ sở của công ty khi thành lập công ty TNHH cũng chính là địa chỉ được dung để kiên lạc với công ty, địa chỉ trụ sở chính phải ghi rõ số nhà, hẻm, ngách, ngõ, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, thị trấn, huyện, quận, huyện, thị xã, thành phố thược tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Kèm theo địa chỉ của công ty phải có đầy dủ các thông tin về số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử.

Điều kiện về thành viên góp vốn công ty TNHH

Để góp vốn vào công ty TNHH, các thành viên công ty cần tuân thủ theo những quy định về việc góp vốn vào công ty TNHH được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.

Điều 51, luật doanh ghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ góp vốn của các thành viên công ty TNHH như sau:

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.

2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

5. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Khoản 2, Điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Điều kiện về vốn điều lệ công ty TNHH

Vốn góp công ty TNHH là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu (đối với công ty TNHH một thành viên) hoặc các thành viên công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) đã góp hoặc cam kết góp vào công ty. Thời hạn góp vốn vào công ty tối đa là 90 ngày. Nếu quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chủ sở hữu hoặc các thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì đây được coi khoản nợ của chủ sở hữu, thành viên với công ty. Lúc này, công ty sẽ phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì mức vốn điều lệ tối thiểu cần để thành lập doanh nghiệp sẽ dựa vào Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó là gì. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, nếu ngành nghề mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì mức vốn điều lệ tối thiểu sẽ do chủ sở hữu công ty quyết định. Doanh nghiệp sẽ quyết định mức vốn điều lệ của công ty dựa vào khả năng kinh tế của mình, quy mô dự kiến của doanh nghiệp, khoản tiền thực tế mà công ty phải sử dụng sau khi doanh nghiệp thành lập do vốn điều lệ cũng chính là khoản tiền ban đầu mà công ty sẽ sử dụng cho hoạt động của công ty sau khi thành lập, dựa vào các dự án ký với đối tác, chi phí chi những dự án đó để đưa ra mức vốn điều lệ sao cho phù hợp nhất.

Mặc dù doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên, doanh nghiệp không nên khai giá trị vốn điều lệ thực tế không có thật vì điều này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách tài chính, các khoản tiền thanh toán, khoản vay, ảnh hưởng đến việc giao dịch với các đối tác, ngân hàng và cơ quan thuế,… Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu kê khai vốn điều lệ không trung thực và bị cơ quan chức năng phát hiện.

 

5/5 - (3 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ