Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu mới nhất

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 25/05/2023 |
  • Thương Hiệu |
  • 309 Lượt xem

“Rượu” có lẽ không còn là một loại đồ uống xa lạ với nhiều người. Đây là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào liều lượng hoặc những loại rượu khác nhau mà sẽ đem lại lợi ích hay tác hại khác nhau.

Là một loại đồ uống phổ biến, tồn tại trong cuộc sống và sinh hoạt hang ngày với nhiều loại khác nhau. Vậy cau hỏi đặt ra những doanh nghiệp sản xuất rượu có cần thiết phải đăng ký thương hiệu cho sản phẩm rượu mình sản xuất để khẳng định tính độc quyền cho doanh nghiệp mình hay không? Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ.

Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi Có bắt buộc đăng ký thương hiệu rượu không? Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu mới nhất như thế nào?

Rượu là gì?

Có nhiều cách đề định nghĩa về rượu. Theo y học, rượu được định nghĩa là một hợp chất, trong đó chưa cồn, tên hóa học được gọi là Ethanol (C2H5OH), là một hợp chất gây nghiện, có khả năng làm ức chế não bộ và hệ thần kinh trung ương.

Theo phương diện pháp luật, rượu được định nghĩa là một loại đồ uống chứa cồn, được sản xuất thông qua quá trình lên men từ các loại tinh bộ (gạo, ngô, khoai, sắn…) hoặc cũng có thể được pha chế từ công thực phẩm.

Theo phương diện hóa học, rượu được gọi với tên là Ancol, là một hợp chất hữu cơ chưa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon. Trong đời sống thông thường, từ ancol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn, (cồn (etanol) hay ancol etylic) (C2H5OH).

Có bắt buộc đăng ký thương hiệu rượu không?

Thực tế hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất và phân phối rượu trên thị trường. Pháp luật hiện nay cũng không quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp, hộ inh doanh hay gia đình sản suất rượu để bán, phân phối rượu phải đăng ký thương hiệu rượu.

Việt Nam là một trong các nước có thị trường sản xuất và tiêu thụ rượu lớn. Do vậy việc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu sẽ có nhiều cơ hội phát triển, điều đó đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy mà việc các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, mua bán rượu ngày càng nhiều. Việc sản xuất rượu tràn làn từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn mà không được đăng ký thương hiệu sẽ dễ dẫn đến việc nhầm lẫn khi lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, việc không đăng ký thương hiệu rượu sẽ khiến chi những hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ dễ dàng bỏ qua việc đăng ký với cơ quan đăng ký mà vẫn có thể thực hiện lưu thông buôn bán trong thị trường được.

Như vậy, có thể thấy, việc đăng ký thương hiệu rượu là thủ tục không bắt buộc. Tuy nhiên pháp luật vẫn khuyến khích việc đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm rượu bởi nó giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể bảo vệ được quyền sở hữu đối với sản phẩm rượu mà mình sản xuất ra.

 Lợi ích đăng ký thương hiệu rượu

Tuy việc đăng ký thương hiệu rượu không phải là một thủ tục bắt buộc, nhưng pháp luật vẫ khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên đăng ký thương hiệu rượu, bởi việc đăng ký thương hiệu rượu mang lại lợi ích vô cùng lớn cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm rượu.

Khi đăng ký thương hiệu rượu, chủ đăng ký sẽ được nhà nước công nhận về thông tin của sản phẩm rượu này với các sản phẩm rượu khác, đảm bảo thương hiệu rượu không bị sao chép, ăn cắp.

Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồ uống bị làm giả, kém chất lượng, sản phẩm rượu cũng không ngoại lệ. Vì vậy, nếu sản phẩm rượu không được đăng ký sẽ khiến cho người tiêu dung bị nhầm lẫn với những sản phẩm hang giả đó, dẫn đến mất uy tín của sản phẩm rượu chất lượng.

Việc đăng ký thương hiệu rượu không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với người tiêu dung rượu. Việc đăng ký thương hiệu rượu giúp cho người tiêu dung dễ dàng phân biệt các loại rượu trên thì trường, nguồn gốc xuất xứ, các thành phần trong rượu, nồng độ cồn,… từ đó đảm bảo về vệ sinh, an toàn sức khỏe cho người tiêu dung.

Khi doanh nghiệp đã đăng thương hiệu rượu, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu thương hiệu đối với thương hiệu rượu mà họ đã đăng ký, đồng thời có trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, xâm phạm thương hiệu đã đăng ký trước đó.

>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền thương hiệu

Thủ tục đăng ký thương hiệu rượu

Để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký theo các bước theo quy định. Cụ thể việc đăng ký bản quyền thương hiệu được thực hiệu được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị thương hiệu đăng ký

Để đăng ký thương hiệu, chủ đơn cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Bước 2. Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu của thương hiệu vừa được thiết kế.

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu đến cơ quan đăng ký, trước hết, chủ đơn cần tra cứu nhãn hiệu cho sản phẩm rượu mà mình dự định đăng ký. Pháp luật không quy định chủ đơn bắt buộc phải kiểm tra khả năng đăng ký của thương hiệu. Tuy nhiên, việc này vẫn được coi là công việc quan trọng vì nó giúp cho chủ đơn có thể trành được những rủi ro trong quá trình đăng ký như việc đơn đăng ký không được chấp nhận do thương hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu của những chủ thể khác.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không. Sau khi nhận được thông báo từ quan đăng ký, chủ đơn có nghĩa vụ nộp một khoản phí theo quy định cho cơ quan đăng ký.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

5/5 - (7 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ