Thủ Tục Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Năm 2023 Như Thế Nào?
Mục lục
Luật Hoàng Phi được ghi nhận là một đại diện sở hữu công nghiệp uy tín tại Việt Nam, chúng tôi có thể thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu và ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Chuyển nhượng nhãn hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các hình thức chuyển nhượng nhãn hiệu?
Chuyển nhượng nhãn hiệu có 2 hình thức bao gồm:
(i) Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu:
Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu có nghĩa nhãn hiệu mới đang giai đoạn thẩm định (đã nộp nhãn hiệu) nhưng nhãn hiệu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
(ii) Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
Chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu cũ sang chủ sở hữu nhãn hiệu mới (nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký).
Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu?
Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, các bên bao gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu trong phạm vi được bảo hộ
– Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa, tên thương mại
– Không được gây ra nhầm lẫn về các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:
– (i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Giấy ủy quyền (Theo mẫu của Công ty Luật Hoàng Phi soạn thảo)
– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
– Bản gốc giấy chứng nhận nhãn hiệu (trường trường hợp nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại đâu?
Hồ sơ đăng ký ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
(i) Hình thức nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tiếp
Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
(ii) Hình thức nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu qua đường bưu điện
Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
(iii) Hình thức nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi yêu cầu chuyển nhượng đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu?
Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu được chi thành 02 loại chi phí bao gồm:
(i) Lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu (phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ)
Chi phí chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định tại tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC, người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí sau:
– Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký);
– Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).
Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn (550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ) và phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu chuyển nhượng).
(ii) Phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu
Phí dịch vụ sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, quý khách có thể lựa chọn 1 trong các cách sau đây để liên hệ với chúng tôi.
(i) Gọi điện thoại tới số Hotline tư vấn: 0981.378.999
(ii) Khách hàng gửi email yêu cầu tư vấn tới email: lienhe@luathoangphi.vn
(iii) Khách hàng đến trực tiếp văn phòng để tư vấn:
Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Văn phòng HCM: Phòng A12.16 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là loại hợp đồng dân sự, chính vì vậy nó có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, một thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Sự thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản làm rõ được mục đích của hợp đồng đó là chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu đó cho chủ thể khác
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chuyển nhượng, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp mẫu hợp đồng để khách hàng sử dụng và tham khảo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: ……………………/HĐCNNH
– Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành
– Căn cứ nhu cầu và điều kiện của các bên
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm …… Tại ………………………………. Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A):
– Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………………………………..
– Trụ sở chính: ……………….………………………………………………………….
– Điện thoại: …………………………………………………………………………….
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………
– Tài khoản số: ………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ….…………………………………………
– Đại diện là: …………………………………………………………………………….
– Chức vụ: ..…………………………………………………………………………….
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………………………………
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
– Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………….
– Trụ sở chính: ……………………….………………………………………………..
– Điện thoại……….……………………………………………………………………
– Mã số thuế: ………..…………………………………………………………………..
– Tài khoản số: …………………………………….……………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:……………………………….…………….
– Đại diện là: ………………………..…………………………………………………..
– Chức vụ: …………………………..…………………………………………………..
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………..…………………….
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)
Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT | Tên đối tượng | Số GCN | Ngày cấp | Nhóm sản phẩm |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
8 | ||||
9 |
Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận tương ứng.
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.
1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).
(hoặc là khoản phí cụ thể là ……………………………………………………)
Phương thức thanh toán: ……………………………………………..……………….
Địa điểm thanh toán:………………………………………………….………………..
Thời hạn thanh toán: …………………………………………………..……………….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:
– Cam kết mình là chủ hợp pháp nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
– Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:
– Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng
4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:
– Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
– Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)
Điều 8: Thẩm quyền ký kết
Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG
Ghi chú:
(1) Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng Nhãn hiệu:
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Luật Hoàng Phi
Luật Hoàng Phi là một đơn vị được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy phép là Tổ chức đại diện đăng ký sở hữu công nghiệp. Khi tiến hành thực hiện công việc đại diện, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng những vấn đề sau đây:
– Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu
– Tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về việc chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ pháp lý phục vụ cho việc chuyển nhượng
– Tư vấn cho khách hàng về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
– Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho khách hàng
– Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Trao đổi với chuyên viên về hồ sơ và cập nhật tình hình xử lý hồ sơ tới khách hàng
– Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận nội dung chuyển nhượng
– Thông báo và gửi lại cho khách hàng giấy chứng nhận
– Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc
Khi có nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 Phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tel: 024.62852839 Email: lienhe@luathoangphi.vn
Văn phòng HCM: Phòng 12.16 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 028.73090.686 Email: lienhe@luathoangphi.vn
HOTLINE: 096.1980.886 – 0981.378.999
Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999 Email: lienhe@luathoangphi.vn
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Sử dụng hình ảnh của website khác không xin phép có vi phạm không?
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho chất tẩy rửa
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng hoa tươi
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu đồ nội thất văn phòng
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu thép xây dựng
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu vô lăng ô tô
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu lốp xe ô tô
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu máy phát điện
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê khó hay dễ?
Cập nhật: 17/05/2023
Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở đâu?
Cập nhật: 17/05/2023
Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Mất Bao Nhiêu Tiền?
Cập nhật: 17/05/2023
Thủ tục cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mũ bảo hiểm xe máy
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dầu ăn cần thủ tục gì ?
Cập nhật: 17/05/2023
Cần làm gì để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy chạy bộ ?
Cập nhật: 17/05/2023
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm khóa cửa
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào?
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Là Gì? Làm Thế Nào Để Đăng Ký?
Cập nhật: 17/05/2023
Có cần thiết đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhựa nhân tạo hay không?
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu vật liệu xây dựng hiện nay như thế nào?
Cập nhật: 17/05/2023
Những điều cần biết khi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phân bón?
Cập nhật: 17/05/2023
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh
Cập nhật: 17/05/2023
Người nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam phải làm gì?
Cập nhật: 17/05/2023
Hướng dẫn Phân nhóm sản phẩm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu
Cập nhật: 17/05/2023
Có bắt buộc phải Đăng ký nhãn hiệu không?
Cập nhật: 17/05/2023
Có nên đăng ký nhãn hiệu cho nến, bấc dùng để thắp sáng
Cập nhật: 17/05/2023
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho son môi
Cập nhật: 17/05/2023
Vì sao nên đăng ký nhãn hiệu cho hàng dệt may?
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán hàng hóa
Cập nhật: 17/05/2023
Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ viễn thông
Cập nhật: 17/05/2023
Sản phẩm vecni có cần thiết đăng ký nhãn hiệu không?
Cập nhật: 17/05/2023
Điều kiện để Đăng ký nhãn hiệu tập thể
Cập nhật: 17/05/2023
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước ưu tiên trước là như thế nào
Cập nhật: 17/05/2023