Quyền tài sản đối với tác phẩm là gì?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 28/08/2018 |
  • Blog |
  • 2692 Lượt xem

Các quyền tài sản đối với tác phẩm là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng, bao gồm: Hưởng nhuận bút, hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giải thưởng khi tác phẩm trúng giải,

Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây:

1. Làm tác phẩm phái sinh

Quyền này được hiểu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được phép từ tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm,phái sinh khác hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mìnli để tạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể.

2. Biểu diễn tấc phẩm trước công chúng

Biểu diễn tác phẩm được hiểu là việc trình bày tác phẩm theo hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tải tác phẩm cho công chúng có thể tiếp cận được. Như vậy, quyền này thường được xác định đối với các tác phẩm mang tính nghệ thuật như một vở diễn, bài hát, bài thơ… Việc biểu diễn tác phẩm có thể được thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để biểu diễn vỏ diễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để biểu diễn bài hát, thông qua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để biểu diễn bài thơ trước công chúng để công chúng trực tiếp tiếp cận tác phẩm nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.

Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, vì thế, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình biểu diễn tác phẩm, có thể cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm. Tuy nhiên, người khác có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên tác giả và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn mang mục đích thương mại.

3. Sao chép tác phẩm

Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Vì vậy, trong những trường họp này chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm. Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép tác phẩm mà không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả trong hai trường hợp sau: Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại; sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng dưới bất cứ hình thức nào kể cả có hay không mang mục đích thương mại.

4. Phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hình thức phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm. Xét về mặt kinh tế thì đây là một quyền tài sản quan trọng vì chỉ khi quyền này được thực hiện trong thực tế thì chủ sở hữu quyền tác giả mới đạt được mục đích kinh tế đối với tác phẩm của mình. Vì vậy, quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời hạn tác phẩm được bảo hộ mà không phấn biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa.

5. Nhập khẩu bản sao tác phẩm

Mặc dù quyền này được Luật sở hữu trí tuệ xác định là một trong các quyền tài sản trong nội dung quyền tác giả nhưng đây cũng là quyền của mọi chủ thể nói chung mà không phải là quyền của riêng tác giả hay của riêng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của họ. Vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng riêng theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP thì việc nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ chỉ áp dựng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.

quyen-tai-san-tac-pham-la-gi

6. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng là việc chuyển tải tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kì phương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm đó. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chung là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy việc thực hiện quyền này có thể do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thông qua phương tiện kĩ thuật nhất định.

7. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ánh, chương trình máy tính

Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, để khai thác tính năng kinh tế đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm này còn có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên thuê sử dụng tác phẩm phải trả tiền thuê cho chủ sở hữu tác phẩm theo thỏa thuận. Quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền lác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chương trình máy tính độc lập, nghĩa là chương trình máy tính đó là đối tượng chủ yếu để cho thuê thì chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, ngược lại, nếu chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường của các phương tiện giao thông cũng như của các máy móc, thiết bị kĩ thuật khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có quyền cho thuê nói trên.

Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ không quy định cụ thể về các khoản tiền nhuận bút, thù lao, lợi ích vật chất như các văn bản pháp luật trước đây mà chỉ xác định các quyền tài sản khi chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện các quyền của mình thì họ sẽ được hưởng các lợi ích vật chất tương ứng kèm theo. Tuy nhiên, trong trường hợp tác giả không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì họ phải được hưởng nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác khi tác phẩm mà họ là tác giả được sử dụng. Vì vậy, ngoài các quyền nói trên, nội dung quyền tác giả còn bao hàm quyền hưởng nhuận bút, hưởng thù lao, hưởng lợi ích vật chất khi tác phẩm được người khác sử dụng.

8. Quyền hưởng nhuận bút

Theo Nghị định của chính phủ số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 về chế độ nhuận bút thì nhuận bút là khoản tiền mà bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của một tác phẩm bất kì mà không phân biệt loại hình. Điều 4 Nghị định nói trên quy định tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng nhuận bút theo sáu nhóm nhuận bút khác nhau: Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm; nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình); nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video; nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử); nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình); nhuận bút cho tác phẩm tạo hình (mĩ thuật), mĩ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh.

Nhuận bút trả cho tác giả của loại hình tác phẩm nào thì tác giả được hưởng % mức nhuận bút của loại hình tương ứng đó.

9. Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng

Khoản tiền mà tác giả được hưởng khi tác phẩm được sử dụng chỉ được gọi là thù lao nếu tác phẩm đó là tác phẩm tạo hình (mĩ thuật), mĩ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh và được sử dụng để trung bày, triển lãm. Thù lao được hiểu là việc tác giả được hưởng khoản tiền khi tác phẩm của mình là đơn chiếc, có đặc thù riêng như tranh ảnh, công trình mĩ thuật, tượng đài, điêu khắc, tạo hình… được người khác sử dụng dưới hình thức trưng bày, triển lãm hoặc khi các tác phẩm nói chung được người khác sử dụng ngoài hợp đồng sử dụng tác phẩm.

10. Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới cúc hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp anh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, thuê

Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trung bày, tái bản, phát thanh… Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cho người khác xuất bản, tái bản tác phẩm, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biểu diễn, phát thanh, truyền hình thì tác giả cũng có các quyền về tài sản tương tự như quyền của chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ

Tùy theo thể lệ của tùng loại giải thưởng mà có thể có các cách bình chọn giải thưởng khác nhau nhưng giải thưởng bao giờ cũng là sự thừa nhận về chất lượng, tính sáng tạo của người tạo ra tác phẩm. Vì vậy, quyền được nhận giải thưởng luôn thuộc về tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ