Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 09/12/2023 |
  • Tin Tức Đời Sống Pháp Luật |
  • 289 Lượt xem

Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp không là một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để xin việc. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp? chúng ta cùng tìm hiểu qua phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại:

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân.

Hồ sơ xin việc thường gồm những giấy tờ gì?

Thông thường, một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin việc

Đơn xin việc là một thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ. Đơn xin việc phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.

  • CV xin việc

CV xin việc là một bản tóm tắt sơ lược các thông tin về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên. Hiện nay, bạn có thể tạo CV từ những mẫu có sẵn trên các website làm CV trực tuyến một cách nhanh chóng và đơn giản.

Đối với các ngành nghề phổ thông, CV xin việc là không cần thiết nhưng đối với một số trường hợp yêu cầu CV xin việc, nếu CV được đầu tư nghiêm túc, được chú trọng vào nội dung lẫn cả hình thức, thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.

  • Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một tài liệu quan trọng và không thể thiếu dù bạn ứng tuyển vào đâu. Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.

Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng khá đơn giản, do có mẫu sẵn được bán kèm theo bộ hồ sơ xin việc. Ứng viên chỉ việc điền đầy đủ thông tin và mang đến Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi mình cư trú để xin xác nhận.

  • Giấy khám sức khỏe

Đây là giấy tờ nhằm xác minh sức khỏe hiện tại của ứng viên, cũng như đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.

Bạn tới các bệnh viện, trạm y tế xã, phường… tiến hành thực hiện khám và xin giấy khám sức khỏe. Lưu ý: Giấy khám sức khỏe phải có dấu xác nhận của cơ sở y tế như bệnh viện, trạm xá; Giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong 06 tháng.

  • Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

Các bằng cấp, chứng chỉ như: bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học,… cần phải được photo công chứng hoặc chứng thực. Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc với một số vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng yêu cầu, nó còn là bằng chứng chứng minh những thông tin ứng viên đã kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc.

  • Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6)

Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Thông qua ảnh chân dung, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan và nhận biết đầu tiên hơn về bạn. Tùy từng công việc mà nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên nộp kèm 2 đến 3 ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, làm bảo hiểm sức khỏe,…

  • Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

Nếu như vị trí tuyển dụng có yêu cầu thì các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh thư (căn cước công dân) cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị.

Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp?

Có thể thấy, thành phần của một bộ hồ sơ xin việc về cơ bản sẽ có các giấy tờ, tài liệu như đã đề cập phía trên. Còn về cụ thể hơn thì phải dựa vào các yếu tố như tính chất công việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng,… mà việc yêu cầu hồ sơ cũng khác nhau.

Có thể trả lời cho câu hỏi Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp hay không là hồ sơ xin việc không bắt buộc phải có Phiếu lý lịch tư pháp, trừ trường hợp công ty mà bạn ứng tuyển yêu cầu phải có.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Trong trường hợp, công ty mà bạn ứng tuyển yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp bạn có thể tiến hành xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:

  • Trình tự thực hiện:

+ Nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Tư pháp:

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

+ Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

  • Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

+ Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

– Phí:

+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.

+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người.

Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm: Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi; Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật; Người thuộc hộ nghèo và Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Hồ sơ xin việc có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp? Hy vọng các thông tin trên là hữu ích và giúp độc giả giải đáp phần nào thắc mắc.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN – BÁO GIÁ DỊCH VỤ

VUI LÒNG GỌI:  0981.393.686  0981.378.999 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

HÃY ĐỂ LẠI CÂU HỎI CỦA BẠN BẰNG CÁCH CLICK VÀO Ô DƯỚI ĐÂY, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI SAU 15 PHÚT