Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 04/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 63 Lượt xem

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích về Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại cho Quý độc giả. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại là thủ tục pháp lý do cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ hay đơn đăng ký lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với dịch vụ mua bán điện thoại.

Đăng ký nhãn hiệu thành công, Quý vị trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu và có các quyền được pháp luật ghi nhân, bảo hộ như:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu:

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

+ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

– Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu, dấu hiệu khác ảnh hưởng đến quyền đối với nhãn hiệu được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ

– Định đoạt nhãn hiệu (chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu, chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể khác).

Rủi ro khi bỏ qua đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại

Chỉ khi đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại, Quý vị mới có thể được cấp văn bằng bảo hộ, xác định tư cách chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, được nhà nước ghi nhận, bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Do đó, nếu không đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại mình đang kinh doanh, Quý vị đối mặt với nhiều rủi ro như:

Không độc quyền nhãn hiệu nên không tạo ra được dấu ấn riêng biệt cho khách hàng, độ uy tín cho khách hàng, kém thu hút tiêu dùng;

Dễ bị mạo danh bán sản phẩm điện thoại, cung cấp dịch vụ liên quan kém chất lượng dẫn đến việc bị tổn hại về uy tín;

Có khả năng mất thương hiệu do người khác thực hiện đăng ký trước, phải mua lại thương hiệu từ người khác hoặc phải xây dựng lại thương hiệu từ đầu.

Phân nhóm dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại

Khi đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại, Quý vị phải gắn nhãn hiệu đăng ký với dịch vụ mua bán điện thoại, phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice, dịch vụ mua bán điện thoại thuộc nhóm 35 và có thể mô tả như sau:

Nhóm 35: Dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu các hàng hóa: phụ kiện máy tính, điện thoại, túi sách, ví, văn phòng phẩm, vật dụng cắm trại, khung kim loại, đồ gia dụng, đồ gia dụng gấp gọn gồm: bàn gấp gọn, ghê ngồi gấp gọn, bộ nồi chảo ấm gấp gọn, xô xách nước gấp gọn, bộ muỗng, nĩa, dao gấp gọn, giá treo ba chân gấp gọn, bếp nướng củi gấp gọn, bếp nướng than gấp gọn, bếp gas gấp gọn, bếp cồn gấp gọn, tấm chắn gió gấp gọn, cây treo đèn gấp gọn, xe kéo đồ cắm trại gấp gọn, lều cắm trại gấp gọn, tấm bạt đa năng gấp gọn, gối hơi gấp gọn, túi ngủ gấp gọn.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại

Thứ nhất: Về hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thứ hai: Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại là Cục Sở hữu trí tuệ. Cục hiện có một trụ sở chính tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Quý vị có thể nộp hồ sơ trực tiếp về địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ, nộp qua đường bưu điện về địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp hồ sơ trực tuyến, tuy nhiên cần lưu ý:

– Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

– Hình thức nộp đơn trực tuyến chỉ áp dụng với người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

Thứ ba: Về phí, lệ phí

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 VNĐ /01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ /01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ /01 sản phầm, dịch vụ.

Thứ tư: Về thời hạn giải quyết

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này diễn ra khoảng hai năm do tình trạng quá tải hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín được các khách hàng lựa chọn bởi dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chất lượng và mức phí hợp lý. Khi Quý khách hàng liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu cửa hàng điện thoại nói riêng sẽ được hỗ trợ trọn gói với các nội dung:

– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

– Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Đăng ký nhãn hiệu cho cửa hàng điện thoại . Quý độc giả có băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay tới Dịch vụ thương hiệu qua hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

5/5 - (6 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ