Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Mục lục
Trong hoạt động kinh doanh, Các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách mở địa điểm kinh doanh. Vậy Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Địa điểm kinh doanh là gì ?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh
Từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục thành lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.
Sau đó chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh
– Giấy ủy quyền về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả)
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung sau:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
+ Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối vớitrường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh
Để thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thuận lợi đúng theo quy định pháp luật thì Khách hàng cần nắm rõ một số quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh như sau:
– Tên địa điểm kinh doanh
+ Theo quy định tại khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì : “1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.”.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
+ Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
+ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””
– Mã số địa điểm kinh doanh: Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh”.
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
– Ngành nghề kinh doanh: Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh.
Hướng dẫn đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Website: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Bước 2: Tại cửa sổ đăng nhập ngay trên trang chủ, bạn nhấn vào trường [Tạo tài khoản mới]. Sau đó nhanh chóng nhập những thông tin được yêu cầu trong cửa sổ tiếp theo.
Bước 3: Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký thông tin, email kích hoạt sẽ được gửi đến hòm thư của bạn. Hãy nhanh chóng click vào link này để hoàn tất việc đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin về doanh nghiệp của mình.
Thực hiện đăng ký tài khoản ĐKKD. Sau khi có được tài khoản truy cập, bạn cần chú ý lập tài khoản đăng ký kinh doanh. Thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, hãy nhanh chóng đăng nhập vào tài khoản thông thường trên cổng thông tin của mình.
+ Tại thanh công cụ trên trang chủ Website, hãy nhanh chóng chọn mục [Quản lý thông tin cá nhân]. Sau đó tiếp tục chọn [Yêu cầu Tài khoản Đăng ký kinh doanh] hoặc trường [Thay đổi thông tin cá nhân].
+ Tích lựa chọn vào mục “Tôi đồng ý với các điều khoản và điều kiện để được Gán Tài khoản Đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh”.
+ Lựa chọn, tải tài liệu có chức năng chứng thực cá nhân. Lúc này, bạn hãy nhấn nút [Browse] để tìm kiếm tài liệu. Sau đó, chọn [Upload] để bắt đầu tải tài liệu lên.
+ Điền những thông tin chứng thực cá nhân của bạn vào theo yêu cầu của cửa sổ. Sau đó chọn xác nhận để tải những thông tin đó lên trang.
+ Chọn mục [Thay đổi thông tin cá nhân]. Tiếp đến lựa chọn Thông tin về Tài khoản đăng ký kinh doanh hiển thị. Lúc này, bạn có thể kiểm tra trạng thái tài khoản đăng ký kinh doanh của mình đã đúng và xác thực hay chưa.
Bước 4: Tạo hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi đã có được tài khoản Đăng ký kinh doanh, cần nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ. Chi tiết việc này sẽ được thực hiện theo những thao tác như hướng dẫn dưới đây:
+ Chọn phương thức cụ thể để nộp HS. Có các phương thức là sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh và sử dụng chữ ký số công cộng.
+ Lựa chọn hình thức đăng ký. Ở đây, thông thường mọi người sẽ lựa chọn mục thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc để tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng.
+ Lựa chọn loại hình đăng ký mới là chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh.
+ Nhập các thông tin của đơn vị chủ quản. Bao gồm: Mã số doanh nghiệp, mã số nội bộ trong hệ thống của doanh nghiệp.
+ Với thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thì lựa chọn tài liệu đính kèm hồ sơ. Bạn tích chọn loại tài liệu hoặc giữ nút Ctrl để cùng lúc tải lên nhiều loại cùng lúc. Sau đó, nhấn nút [Chọn] để thêm những tài liệu cần thiết vào danh sách. Sau đó, nhấn OK để xác nhận lựa chọn của mình đối với các loại tài liệu đính kèm.
Bước 5: Tiến hành kê khai thông tin trong hồ sơ
Đối với việc đăng ký địa điểm kinh doanh, các khối thông tin cần điền như sau: Hình thức đăng ký, Địa chỉ, Ngành nghề kinh doanh, Tên doanh nghiệp trực thuộc, Thông tin vốn, Thông tin về thành viên, Người đại diện PL, Người quản lý khác, Chứng chỉ hành nghề, Thông tin thuế, Giờ làm việc, Người liên hệ, Người ký.
Bước 6: Kiểm tra thông tin
Sau khi nhập xong những thông tin kể trên, bạn cần kiểm tra lại thông tin. Việc này được thực hiện bằng cách nhấn vào nút [Kiểm tra thông tin]. Khi đó, có hai khả năng dưới đây:
+ Nếu thông tin nhập chưa đủ hay chưa chính xác, hệ thống sẽ gửi các cảnh báo lỗi. Bạn chỉ cần Click vào những cảnh báo lỗi đó màn hình sẽ chuyển tới thông tin bị lỗi và giúp bạn sửa.
+ Nếu thông tin đã chính xác, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo.
Trong trường hợp muốn xem Dự thảo Giấy chứng nhận, bạn hãy nhấn vào nút [Xem trước. Bản dự thảo sẽ hiện ra một cách đầy đủ và chính xác đấy.
Bước 7: Chỉ định người ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
+ Người nộp HS cần tiến hành gán tên người ký lên theo quy định.
+ Hãy chọn khối thông tin [Người ký/ xác nhận] để thực hiện việc này.
+ Trong trường thông tin [Tìm kiếm Email], hãy nhập mail của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Hệ thống sẽ điền và gửi thông tin theo đúng địa chỉ email đó. Bạn cần lưu ý là địa chỉ email kể trên phải ở tình trạng đang hoạt động. Đồng thời được sử dụng trong bước đăng ký tài khoản thông thường.
+ Nhập thông tin về chức danh của người ký hồ sơ.
+ Nhấn nút [chọn] để yêu cầu cá nhân có trách nhiệm ký lên hồ sơ.
Lúc này, Email sẽ được hệ thống gửi về những địa chỉ email đã được đăng ký trong mục người ký hồ sơ.
Bước 8: Tiến hành xác thực hồ sơ ĐKDN thông quan mạng điện tử
+ Để tiến hành xác thực hồ sơ đăng ký của DN, cá nhân ký tên cần mở hồ sơ, sau đó nhấn nút [ký số/ xác thực bằng tài khoản đăng ký kinh doanh].
+ Lựa chọn cách dùng chữ ký số công cộng hoặc dùng tài khoản đăng ký kinh doanh.
+ Với những HS đang trong quá trình ký, chúng sẽ được giữ ở trạng thái “Đăng ký”. Lúc này, có thể xem những thông tin bằng cách lựa chọn các khối thông tin tương ứng.
+ Khi hồ sơ có đủ những chữ ký cần thiết, trạng thái sẽ được chuyển sang “Đã ký”. Nếu có sai sót, hãy chọn [Hủy bỏ việc ký hồ sơ]. Sau đó, thực hiện việc này lại từ đầu.
Bước 9: Nộp hồ sơ đã hoàn tất vào phòng ĐKKD
Sau khi đã hoàn tất những bước trên, người đăng ký địa điểm kinh doanh cần nộp hồ sơ. Ở cửa sổ này, chỉ cần bấm nút [Nộp hồ sơ vào Phòng ĐKKD]. Hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng được gửi về phòng và xử lý theo đúng quy định.
->>>> Tham khảo thêm: Thủ tục thay đổi tên công ty
->>>> Tham khảo thêm: Tăng vốn điều lệ công ty
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Giấy phép quảng cáo thiết bị y tế
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Phúc Thọ như thế nào ?
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Quận 5
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại tỉnh Nghệ An
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Ba Vì
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại quận Dương Kinh
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại quận Tân Bình
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Đồng Nai
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Quận 1
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Bắc Ninh
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Nam Định
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Ninh Bình
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Vĩnh Bảo
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập Công ty tại quận Lê Chân
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại thành phố Thủ Đức
Cập nhật: 22/06/2022
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Cập nhật: 22/06/2022
Dịch vụ thành lập công ty tại Vũng Tàu
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Quận Hồng Bàng
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Quận 10
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại Huyện Phú Giáo
Cập nhật: 22/06/2022
Điều kiện thành lập công ty cổ phần?
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tài chính như thế nào?
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại An Giang như thế nào?
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty kinh doanh vận tải
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại quận Phú Nhuận
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty cổ phần tại Đà Nẵng như thế nào?
Cập nhật: 22/06/2022
Thủ tục thành lập công ty tại Nam Định
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Đông Anh
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng
Cập nhật: 22/06/2022
Có nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty tại huyện Hòa Vang như thế nào ?
Cập nhật: 22/06/2022
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán?
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty sản xuất khẩu trang y tế
Cập nhật: 22/06/2022
Thành lập công ty có cần hợp đồng thuê nhà?
Cập nhật: 22/06/2022