Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 19/10/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 291 Lượt xem

Để kiểu dáng công nghiệp của Việt Nam được bảo hộ tại nước ngoài thì kiểu dáng công nghiệp đó phải được đăng ký tại quốc gia mà chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp mong muốn được bảo hộ. Có nhiều cách thức khác nhau để đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Vậy thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp câu hỏi này.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế là việc chủ sở hữu tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật và thỏa ước Lahay để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của kiểu dáng công nghiệp thông qua việc tiến hành hoàn tất các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể đăng ký tại một hoặc nhiều nước mà mình có nhu cầu bảo hộ, không bị giới hạn về số lượng hay phạm vi bảo hỗ.

Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Việt Nam có được bảo hộ lại nước ngoài không?

Phạm vi bảo hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Do đó, khi kiểu dáng công nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tại Việt Nam sẽ chỉ được bảo hộ tại lãnh thổ Việt Nam.

Phần tiếp theo sẽ đề cập chi tiết tới thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, mời quý vị cùng tìm hiểu.

Các hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế?

Hiện nay có 03 hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế đó là:

– Đăng ký theo từng quốc gia: Các doanh nghiệp có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ từng quốc gia riêng rẽ mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình. Quá trình đăng ký này khá phức tạp và tốn kém do:

+ Đơn đăng ký kiểu dáng phải tuân thủ các thủ tục, quy định pháp luật của từng quốc gia

+ Đơn đăng ký phải được dịch ra ngôn ngữ của các quốc gia mà doanh nghiệp muốn đăng ký

+ Người đăng ký phải chi trả cho thủ tục hành chính từng đơn đăng ký của từng quốc gia

– Đăng ký theo kênh khu vực: Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà những nước này là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp có thể phải nộp một đơn đăng ký duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó. Các cơ quan này gồm có:

–  Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các nước châu Phi nói tiếng Anh;

–  Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg;

–  Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM) để bảo hộ kiểu dáng Cộng đồng tại 15 nước thuộc liên minh châu Âu;

–  Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP) để bảo hộ tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp.

Ngoài ra, cá nhân tổ chức có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế, có thể đăng ký theo kênh quốc tế, qua các hình thức sau:

– Thỏa ước La hay (Hague): các doanh nghiệp đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế ở một số nước có thể sử dụng các thủ tục quy định tại thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý

Thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế được thực hiện qua văn phòng quốc tế và qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

– Thực hiện nộp đơn trực tiếp tới văn phòng quốc tế:

+ Cách 1: Sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Người nộp đơn đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến, nhập các thông tin, thanh toán phí và nộp đơn. (https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html )

+ Cách 2: Gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO hoặc gửi qua bưu điện: Người nộp đơn khai thông tin vào các form mẫu sẵn có (tải xuống từ website WIPO), nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

– Thực hiện khi nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ:

+ Khai form DM/1:Người nộp đơn vào Website của WIPO tải form DM/1 hoặc nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin

+ Nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục SHTT kèm phí chuyển đơn (2.000.000đ cho mỗi KDCN)

+ Nhận thông báo phí từ Cục SHTT và tiến hành nộp phí cho Văn phòng quốc tế

+ Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi Văn phòng quốc tế

+ Ngôn ngữ sử dụng khi nộp qua Cục SHTT: tiếng Anh

Trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và giải đáp một cách sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ