Sáng chế là gì? Điều kiện Đăng ký bảo hộ sáng chế?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 18/10/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 3857 Lượt xem

Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Giải pháp kĩ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới.

Như vậy, sáng chế được tồn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kĩ thuật là sản phẩm và quy trình, thông qua đó chúng đã tạo điều kiện cho xã hội loài người trải qua những bước phát triển tột bậc, ngày càng văn minh và hiện đại hơn.

Điều kiện đăng ký bảo hộ đối với sáng chế:

Theo Điều 27 Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh thương mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ) thì: Bằng sáng chế có thể dược cấp cho bất kì sáng chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực công nghệ với điều kiện đăng ký sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Khoản 1 Điều 58 Luật sở him trí tuệ quy định: “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: Có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Căn cứ vào các quy định trên thì một sáng chế muốn được bảo hộ phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau:

– Tính mới của sáng chế:

Sáng chế được công nhận là mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây (Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ):

+ Sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn;

+ Trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp kĩ thuật nêu trong đơn chưa bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kì nguồn thông tin nào dưới đây tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó:

Các nguồn thông tin liên quan đến sáng chế ở nước ngoài, tính từ ngày công bố bao gồm các nguồn thông tin với bất kì vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa từ, đĩa quang phái thanh, truyền thanh, truyền hình) tính từ ngày công bố tin, vật mang tin bắt đầu được lưu hành;

Các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, các bài giảng… nếu được ghi lại bằng bất kì phương tiện nào – tính từ ngày báo cáo hoặc giảng bài; các triển lãm tính từ ngày hiện vật bắt đầu được trưng bày.

Tuy nhiên, bên cạnh đó luật pháp còn quy định về các trường hợp nhằm loại trừ khả năng làm mất tính mới của sáng chế như:

+ Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu sáng chế bị người khác do được biết thông tin đó tự ý công bố nhưng không được phép của người nộp đơn và ngày người đó công bố nằm trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế;

+ Sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật công bố dưới dạng báo cáo khoa học trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;

+ Sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;

+ Một thông tin chưa bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người xác định có liên quan được biết đến thông tin đó. Những người có liên quan có thể được hiểu là những người cùng tham gia vào quá trình để tạo ra giải pháp kĩ thuật đó hoặc là những người đã cung cấp tư liệu hay đã có những giúp đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra sáng chế đó. Số lượng những người nắm được thông tin về sáng chế này nằm trong sự kiểm soát của chủ sáng chế hay nói cách khác chủ sáng chế, biết rõ về nhũng người này và cũng biết rõ họ đã nắm được các thông tin gì liên quan đến sáng chế và mức độ đến đâu.

– Trình độ sáng tạo của sáng chế:

Theo chú thích Khoản 5 của Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “trình độ sáng tạo ” có thể được mỗi thành viên coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “không hiển nhiên

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ thuật đã được bộc lộ công khai dưói hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đãng kí sáng chế trong trường hợp đơn đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tương ứng (Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ).

Như vậy, sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư sáng tạo nhất định, phải là thành quả của ý tưởng sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Giữa tình trạng kĩ thuật đã được biết trước đó và sáng chế yêu cầu bảo hộ phải tạo ra bước tiến sáng tạo rõ rệt và đó được coi là bản chất của sáng chế. Hay theo cách giải thích của Hiệp định TRIPs về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là tính “không hiển nhiên” Dựa trên mặt bằng sáng tạo đã có, giải pháp kĩ thuật đó không thể được tạo ra một cách quá dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng, hơn thế chúng còn tạo ra bước tiến sáng tạo vượt trội hơn hẳn so với các giải pháp kĩ thuật trước đây thì được coi là đáp ứng được tiêu chí “không hiển nhiên”

Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ so với các giải pháp đã biết được thực hiện theo các trình tự như: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề này, kết quả thu được nhờ thực hiện giải pháp nêu trong đơn. Nếu một chuyên gia trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách thức đã nêu, cũng như có thể đảm bảo hiệu quả thu được nhờ giải pháp đó thì sáng chế không đáp ứng được tiêu chuẩn tính sáng tạo.

sang-che-va-dieu-kien-bao-ho-sang-che

– Có khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế:

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu: a) Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc tiến hành được giải pháp đó; b) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn. Đây là đặc điểm khác biệt giữa sáng chế với phát minh khoa học. Phát minh khoa học được quy định trong Hiệp định Giơnevơ (1978) là sự phát hiện ra những hiện tượng, những tính chất hoặc quy luật của thế giới vật chất mà trước đó chưa được phát hiện và có khả năng xác minh được. Các phát minh khoa học chủ yếu thể hiện dưới góc độ lí thuyết chưa thể hiện khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và do đó không được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu công nghiệp. Trong Hiệp định TRIPs cũng giải thích đặc điểm thứ ba của sáng chế là “khả năng áp dụng công nghiệp” có thể giải thích đồng nghĩa với thuật ngữ “hữu ích”.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì bất kì giải pháp kĩ thuật nào đáp ứng được 3 điều kiện: Tính mới, trình độ sáng tạo và tính hữu ích thì đều có thể cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, sáng chế nếu không đáp ứng được tiêu chí về trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì cũng sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ).

– Về phạm vi bảo hộ sáng chế:

Được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lí quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Phạm vi bảo hộ sáng chế thể hiện khả năng về cơ sở hạ tầng (những điều kiện về mặt trình độ kĩ thuật, thiết bị, phương tiện kiểm tra…) thể hiện quan điểm về lĩnh vực cần khuyên khích hay hạn chế phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước, thể hiện mức độ hoà nhập với các quy định hệ thống pháp luật quốc tế của mỗi quốc gia… Tại Việt Nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì các đối tượng sau đây không được Nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế (Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ):

– Các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công nghiệp của sáng chế (ý đồ, nguyên lí khoa học phương pháp toán học giải pháp chỉ đề cập hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ mang đặc tính thẩm mĩ mà không mang đặc tính kĩ thuật);

– Các đối tượng được bảo hộ theo quy định của quyền tác giả (sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin);

– Các đối tượng cần phải được mở rộng phạm vi áp dụng vì mục đích nhân đạo hay nhu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước (phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho người và động vật áp dụng trên cơ thể người và động vật);

– Các đối tượng có thể được bảo hộ ở lĩnh vực khác (giống thực vật, giống động vật; quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật).

Đối chiếu với các quy định của Hiệp định TRIPs thì cũng có một vài điểm tượng ứng trong việc quy định về các đối tượng không được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế như: Các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật; thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, các quy trình sản xuất thực vật và động vật chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ Đăng ký sáng chế

Dịch vụ tư vấn đăng ký sáng chế của Luật Hoàng Phi sẽ bao gồm các công việc sau:

– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế để khách hàng tham khảo;

– Giải đắp thắc mắc của khách hàng liên quan đến quy trình đăng ký sáng chế;

– Tiến hành phân loại sáng chế đăng ký, tra cứu khả năng đăng ký của sáng chế miễn phí cho khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế, dịch các tài liệu liên quan đến sáng chế từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt;

– Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Cục SHTT, theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ đăng ký, thay mặt khách hàng phản hồi công văn từ Cục SHTT liên quan đến việc đăng ký sáng chế;

– Luật Hoàng phi sẽ đại diện cho quý khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đỏi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế;

– Thông báo, cung cấp thông tin về tiến trình đăng ký sáng chế trong từng gian đoạn thẩm định hồ sơ đăng ký;

– Sau  khi sáng chế được bảo hộ, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ỏ Việt Nam và nước ngoài;

– Trường hợp có bất kỳ 1 bên nào có hàn vi xâm phạm sáng chế của khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ