Đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 04/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 66 Lượt xem

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt

Đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt là thủ tục pháp lý do cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm tương ớt, từ đó, Quý vị trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, có các quyền theo quy định pháp luật.

Đăng ký nhãn hiệu thành công đem lại nhiều lợi ích cho Quý vị như:

– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

– Trong thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu; bất kỳ chủ thể nào sử dụng nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu đồng ý đều là hành vi xâm phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Nếu nhãn hiệu không được đăng ký có thể dẫn đến nhiều rủi cho như nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái hoặc bị nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.

Đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt theo nhóm nào?

Theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ của Thỏa ước Nice, tương ớt thuộc nhóm 30. Ngoài ra, Quý vị có thể chọn thêm các sản phẩm có liên quan khi đăng ký nhãn hiệu như:

Nhóm 30: Nước xốt [gia vị]; gia vị dùng khi chế biến đồ ăn; gia vị cho đồ ăn; hương liệu thực phẩm, trừ tinh dầu; xốt nấu ăn [gia vị]; xốt chấm [gia vị]; xốt gia vị dùng khi chế biến đồ ăn; tương ớt sriracha thái lan [gia vị]; Tương ớt [gia vị]; tương ớt ngọt [gia vị]; tương đậu nành; tương đậu nành muối; tương xí muội [gia vị]; xốt sukiyaki nhật bản [gia vị]; tương đậu nành ngọt; tương đậu nành đen; tương nấm [gia vị]; mắm cá muối [gia vị]; mắm cá [gia vị]; giấm; Dầu hào [gia vị]; xốt cà-ri [gia vị]; xốt tom yum thái lan [gia vị]; xốt dùng để chiên xào [gia vị]; hương liệu với xốt gừng dùng để nấu đồ hải sản [gia vị]; xốt hải sản [gia vị]; xốt cà chua [gia vị]; bột cà-ri nhão [gia vị]; bột đậu nành nhão [gia vị]; xốt rau củ [gia vị]; gia vị thập cẩm [gia vị]; hạt tiêu [gia vị tẩm ướp].

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt

Thứ nhất: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt

Hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trường hợp nhãn hiệu Quý vị đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có thêm các giấy tờ, tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Thứ hai: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tương ớt. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Thứ ba: Cách thức nộp hồ sơ

Quý vị có thể nộp hồ sơ theo các phương thức sau đây:

Nộp hồ sơ bản giấy:

Quý vị có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trên đây.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, Quý vị cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, Quý vị cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.

Nộp hồ sơ trực tuyến:

Quý vị cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Trình tự nộp đơn trực tuyến: Quý vị cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Thứ tư: Quy trình, thời gian giải quyết

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thực tế, quá trình này thường kéo dài hai năm. Khi kết thúc quá trình thẩm định trên, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ vào Quý vị nộp đủ phí.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Ngoài các khoản phí, lệ phí nhà nước như trên, trường hợp ủy quyền đăng ký nhãn hiệu, Quý vị phải tra chi phí dịch vụ theo hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi?

– Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín, có đầy đủ tư cách và năng lực chuyên môn.

Luật Hoàng Phi là đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ, trách nhiệm của Luật Hoàng Phi được thể hiện qua hợp đồng dịch vụ pháp lý với những điều khoản chi tiết, rõ ràng.

– Dịch vụ của chúng tôi trọn gói, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng.

Chúng tôi hỗ trợ trọn gói dịch vụ với các nội dung:

+ Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

+ Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);

+ Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;

+ Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;

+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;

+ Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);

+ Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

+ Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.

– Chi phí thực hiện dịch vụ hợp lý.

Chi phí thực hiện dịch vụ của chúng tôi được chính các khách hàng đánh giá là hợp lý, ở mức cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân đi kèm chương trình hậu mãi hấp dẫn và thiết thực.

Với những lý do trên, chúng tôi là sự lựa chọn hàng đầu khi các cá nhân, tổ chức cần đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt. Quý độc giả có quan tâm, thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ Dịch vụ thương hiệu qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

5/5 - (6 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ