Cách Viết Bản Mô Tả Kiểu Dáng Công Nghiệp

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 14/11/2022 |
  • Kiểu dáng công nghiệp |
  • 392 Lượt xem

Khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là văn bản quan trọng hồ sơ xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng sản phẩm của chủ sở hữu kiểu dáng. Bản mô tả thể hiện được nội dung và phạm vi bảo hộ. Vậy viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp cần lưu ý những gì, sau đây Luật Hoàng Phi xin được giải đáp cho quý khách.

Trước khi viết một bản mô ta về kiểu dáng công nghiệp người viết cần phải tìm hiểu xem bản mô tả này yêu cầu những nội dung gì, cách viết những nội dung đó ra sao, những quy định của Luật Sở hữu công nghiệp đối với một bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

Một bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm có 6 phần sau đây.

1. Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp

Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký là tên gọi mô tả đúng về bản chất kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đó. Tên gọi này do chính người viết đặt.

Tên gọi kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như : tên gọi cần ngắn gọn, súc tích, tên gọi mô tả đúng về sản phẩm không làm quá quảng cáo phô trương.

Ví dụ: Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp là: Bình nước hoặc bồn dự trữ nước

2. Lĩnh vực được sử dụng của kiểu dáng công nghiệp

Khi nêu lĩnh vực sử dụng của kiểu dáng công nghiệp cần nêu rõ  lĩnh vực mà kiểu dáng đó được dùng đến, nếu rõ lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp sử dụng.

Ví dụ: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là chai nhựa mục đích sử dụng là đựng nước, đựng mỹ phẩm v.v..

3. Kiểu dáng công nghiệp gần nhất tương tự với kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký

Mục đích của phần này là để chỉ ra tính mới, sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp mà bạn đăng ký để tránh sự trùng lặp với các loại kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký trước đó.

Lưu ý: Khi điền mục này bạn nên để là “Không biết’ để tránh sự trùng lặp khi nêu ra mô tả sẽ không được cấp phép bảo hộ.

4. Liệt kê bản vẽ hoặc ảnh chụp của kiểu dáng công nghiệp

Cần liệt kê lần lượt các ảnh chụp, các bản vẽ ( từ ảnh chụp tổng thể, đến các mặt : mặt trước, mặt sau,  các bên: từ bên phải, đến bên trái, ảnh, bản vẽ có mô tả KDCN từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, các  phối cảnh 3 chiều, có hình chiếu mặt cắt của kiểu dáng mô tả sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai

Ví dụ:

– Ảnh 1: Là ảnh chụp mô tả tổng thể sản phẩm;

– Ảnh 2: Là ảnh chụp mô tả mặt trước của sản phẩm;

– Ảnh 3: Là ảnh chụp mô tả mặt sau của sản phẩm;

– Ảnh 4: Là ảnh chụp mô tả mặt bên phải của sản phẩm;

– Ảnh 5: Là ảnh chụp mô tả mặt bên trái của sản phẩm;

– Ảnh 6: Là ảnh chụp mô tả từ trên xuống của sản phẩm;

– Ảnh 7: Là ảnh chụp mô tả từ dưới lên của sản phẩm

Để đăng ký cần có các loại ảnh chụp, hình vẽ một cách rõ ràng chi tiết và là hình ảnh, bản vẽ thực tế của sản phẩm đem đi đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

5. Bản mô tả chi tiết về kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả chi tiết phải rõ ràng, cụ thể. Các mô tả phải thực tế không phải là hình ảnh thổi phồng dùng để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, trong bản mô tả chi tiết cần chú ý nêu ra được các đặc điểm khác biệt của sản phẩm, khác với những sản phẩm đã được đăng ký trước đó để cơ quan có thẩm quyền đánh giá xem xét và xét duyệt.

6. Yêu cầu bảo hộ

Theo những quy định được nêu trong Điểm 33.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN về quy định yêu cầu đối với các bộ ảnh chụp và bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Người nộp đơn cần nộp tối thiếu 5 bộ ảnh chụp/ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp đó, trong bộ ảnh này cần thể hiện ra đầy đủ các đặc điểm tạo dáng về KDCN yêu cầu bảo hộ để căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có khả năng nhận ra, xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.

Ví dụ: đối với kiểu dáng công nghiệp “Bình nước” của doanh nghiệp A thì phần này khi làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp sẽ như sau:

– Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là chai nước có đặc điểm như được trình bày trong phần mô tả kiểu dáng chi tiết bên trên.

– Trên đây là những đặc điểm tạo dáng, kiểu dáng cơ bản và khác biệt xin được bảo hộ.

Trên đây là hướng dẫn các bước viết một bản mô ta về Kiểu dáng công nghiệp. Luật Hoàng Phi hi vọng qua đó giúp quý khách có thể sử dụng những kiến thức nêu trên để viết mô tả kiểu dáng công nghiệp cho riêng mình.

Nếu còn bất kỳ một vương mắc liên quan đến thủ tục, pháp luật xin vui lòng liên hệ này với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ