Đăng ký thương hiệu nước súc miệng như thế nào ?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 10/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 270 Lượt xem

Nước súc miệng không chỉ có tác dụng mang lại hơi thở thơm mát mà còn giảm thiểu được tình trạng viêm lợi, sâu răng. Với vai trò quan trọng như vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất nước súc miệng. Để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc việc là vô cùng cần thiết. Vậy đăng ký thương hiệu nước súc miệng được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Nước súc miệng là gì?

Nước súc miệng là một sản phẩm được sử dụng trong việc chăm sóc răng miệng, giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hôi miệng và loại bỏ các mảng bám hay những vấn đề về răng miệng khác.

Trong thành phần của nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn như axit boric, kẽm sunlfat, methol, nước, chất làm sạch…và thường được pha chế dưới dạng các dung dịch.

Nước súc miệng có công dụng là tạo ra hơi thở thơm mát, ngăn ngừa sâu răng, những bệnh về nướu và giảm vi khuẩn ở trong miệng.

Với nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất nước súc miệng ra đời. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh, việc đăng ký thương hiệu nước súc miệng càng quan trọng.

Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng

Nếu nước súc miệng của doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ tạo sự tin tưởng và lựa chọn đối với người tiêu dùng hơn là các sản phẩm nước súc miệng cùng loại nhưng chưa được đăng ký bảo hộ. Nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt và nhận biết được sản phẩm do một công ty, doanh nghiệp sản xuất, tạo uy tín cho khách hàng hơn so với những sản phẩm cùng loại.

Sau khi chủ sở hữu đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp hay có hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nước súc miệng đã được đăng ký bảo hộ.

Với những ý nghĩa quan trọng như trên, việc đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng luôn được các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện.

Phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng, doanh nghiệp cần xác định sản phẩm mà mình dự định đăng ký thuộc nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào. Hay nói cách khác là xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Theo Thông báo số 23099/QĐ-SHTT bảng phân loại hàng hóa Nixơ, thì nước súc miệng được xếp vào nhóm 5.

Đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng như thế nào?

Thông thường, việc đăng ký nhãn hiệu nói chung, trong đó bao gồm thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng sẽ bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu tuy không phải là một thủ tục pháp lý bắt buộc nhưng đây là việc làm vô cùng cần thiết để kiểm tra xem nhãn hiệu mà chủ sở hữu dự định đăng ký đã bị ai đăng ký chưa hay có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không. Có thể nói, tra cứu nhãn hiệu là bước quan trọng để đánh giá khả năng được cấp văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu đó.

Việc tra cứu nhãn hiệu có thể được thực hiện theo hai phương pháp sau:

Thứ nhất: Tra cứu sơ bộ

Tra cứu sơ bộ được thực hiện trên cơ sở tra cứu dữ liệu về sở hữu trí tuệ. Kết quả của phương pháp này thường có tỷ lệ chính xác không cao vì có những nhãn hiệu đã được chấp thuận nhưng chưa được công bố.

Thứ hai: Tra cứu chuyên sâu

Tra cứu chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Vì vậy, kết quả của việc tra cứu chuyên sâu thường có tỷ lệ chính xác cao.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).   Bản sao: 01
Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện)   Bản chính: 01
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác   Bản chính: 01
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu A.04 – NH ban hành đính kèm Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN Bản chính: 2
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa  mang nhãn hiệu   Bản chính: 1
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)   Bản chính: 01

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hà Nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục là tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Tại bước này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, thông tin của đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày có quyết định. Thông tin được công bố bao gồm mẫu nhãn hiệu và danh sách các sản phẩm áp dụng nhãn hiệu đã được đăng ký.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng được nêu trong đơn, xem nhãn hiệu đó có giống với các nhãn hiệu đã được đăng ký hay không. Từ đó, Cơ quan đăng ký xác định phạm vi bảo hộ tương ứng và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian thực hiện: 12 – 15 tháng (có thể dài hơn do số lượng hồ sơ lớn). Trong đó: (i) Thẩm định hình thức đơn: 01 tháng từ ngày nộp đơn; (ii) Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; (iii) Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Trên đây là những thông tin cần thiết về đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

5/5 - (36 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ