Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho đồ dùng giảng dạy như thế nào?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 04/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 1348 Lượt xem

Quá trình giảng dạy hiện tại được thực hiện bằng nhiều phương thức với các công cụ hỗ trợ khác nhau từ các giáo cụ đơn giản như hình ảnh, tranh vẽ, bản đồ, phấn bảng đến các giáo cụ hiện đại như thiết bị trình chiếu âm thanh -hình ảnh: phim, máy chiếu powerpoint… Hiện nay, rất nhiều các nhà sản xuất đã và đang đẩy mạnh việc sản xuất các giáo cụ này, do đó việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền là rất cần thiết để bảo vệ hàng hóa, dịch vụ của mình.

Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩn sẽ:

– Đảm bảo rằng khách hàng (chủ yếu là giáo viên, giảng viên) sẽ dễ dàng tìm thấy và phân biệt sản phẩm với các công ty khác cùng sản xuất một loại sản phẩm, hàng hóa là công cụ giảng dạy. Bởi nhãn hiệu là một công cụ giao tiếp thương mại hiệu quả để nắm bắt sự chú ý của khách hàng và làm cho doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của bạn nổi bật.

– Tạo ra một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu; Tạo cơ hội để ly-xăng và tạo nguồn thu nhập thông qua phí ly-xăng.

– Việc đăng ký nhãn hiệu không phải là có tính chất bắt buộc tuy nhiên nếu không làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ bị làm giả, nhái hay bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác dẫn tới rất nhiều rủi ro. Bởi, nếu không được đăng ký tức là không có cơ sở pháp lý để luật luật bảo hộ nên khi có người khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm với nhãn hiệu và cho cùng loại sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh thì sẽ không nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi pháp luật không bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký bảo hộ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho đồ dùng giảng dạy gồm những gì?

Để đăng ký nhãn hiệu cho đồ dùng giảng dạy, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

Lưu ý: Phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu. Nội dung bao gồm 7 phần chính trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau:

+ Phần mô tả nhãn hiệu

+ Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn (Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

+ Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Thống kê các chi phí nộp đơn

+ Thống kê các tài liệu có trong đơn

+ Danh mục phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

+ Cam kết của chủ đơn, chủ đơn ký tên xác nhận tờ khai đăng ký nhãn hiệu

– Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

Lưu ý: Cần thiết kế mẫu nhãn hiệu mang đặc trưng riêng và không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Khách hàng nên nên tiến hành thủ tục tra cứu để đảm bảo khả năng thành công cao và tránh việc sau một thời gian nộp đơn mà bị CSHTT từ chối do tương tự/trùng với nhãn hiệu của người khác.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký như giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, điều lệ tổ chức…

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền của người khác như: Di chúc, Hợp đồng chuyển nhượng đơn (nếu có);

– Giấy ủy quyền nộp đơn: Do chỉ có một số chủ thể nhất định mới có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu mà mình cung cấp; Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký); Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp và tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận (điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó) nên nếu muốn chuyển giao quyền này cho tổ chức, cá nhân khác thì cần phải có giấy ủy quyền hợp pháp;

– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

+ Hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và được xử lý theo trình tự đã được quy định từ việc thẩm định về hình thức, đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn…( kéo dài từ 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn); Công bố đơn hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp đối với các đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận (thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn); Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (Thời hạn 9 -12 tháng kể từ ngày công bố đơn) và cuối cùng là quyết định cấp văn bằng bảo hộ (kéo dài từ 1-3 tháng).

+ Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu tính từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được giấy chứng nhận thông thường kéo dài từ 15-18 tháng trong thời gian này, nếu chưa có thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ, khách hàng có thể tiến hành sửa đổi bổ sung đơn. Tuy nhiên, không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được cung cấp bởi Luật Hoàng Phi

Với tư cách là Tổ chức đại diện SHTT được CSHTT cấp Giấy chứng nhận là Tổ chức đại diện, chúng tôi có đầy đủ tư cách pháp lý, năng lực kinh nghiệm để tư vấn và đại diện khách hàng.

Trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

– Tư vấn cho khách hàng tài liệu cần thiết;

– Tư vấn cho khách hàng lựa chọn mẫu nhãn hiệu phù hợp;

– Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký, đưa ra ý kiến chuyên môn để sửa đổi bổ sung để tăng khả năng bao hộ cho nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng tương tự cao với của bên khác đã đăng ký);

Soạn hồ sơ, ký & đóng dấu hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục SHTT;

– Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét nghiệm hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);

– Nhận Giấy chứng nhận hoặc khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (áp dụng trong trường hợp CSHTT từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu);

– Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, trong trường hợp phát hiện đối tượng làm giả, làm nhái, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tiến hành biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm;

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp đồng thời có đầy đủ tư cách pháp lý để hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã tư vấn và đại diện nộp 1000+ đơn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng tại Việt Nam và đều nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng. Khách hàng hãy liên hệ ngay với Công ty chúng tôi theo địa chỉ sau khi muốn tiến hành thủ tục đăng ký.

Website dịch vụ dichvuthuonghieu.vn thuộc Công ty Tư vấn Đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi

Trụ sở công ty: Phòng số 301, tòa F4, phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Gặp tư vấn viên tư vấn pháp luật: 19006557

Gặp chuyên viên yêu cầu dịch vụ: 02462852839 – 02439954438

Hotline hỗ trợ dịch vụ: 096.1980.886 – 0981.378.999

Địa chỉ Email: lienhe@luathoangphi.vn

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ