Đăng ký bản quyền tại Hưng Yên

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 21/02/2023 |
  • Bản quyền |
  • 20 Lượt xem

Bản quyền tác giả là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với những tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Thủ tục đăng ký bản quyền được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả. Vậy đăng ký bản quyền tại Hưng Yên như thế nào?

Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, các tác phẩm sau đây thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả:

– Sáng tác văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác

– Nội dung bài giảng hoặc các bài nói khác

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

– Tác phẩm nhiếp ảnh

– Tác phẩm kiến trúc

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học

– Tác phẩm báo chí

– Tác phẩm âm nhạc

– Tác phẩm sân khấu

– Tác phẩm điện ảnh  

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Vì sao cần phải đăng ký bản quyền tại Hưng Yên?

Mặc dù quyền tác giả phát sinh từ khi hình thành tác phẩm, nhưng để được bảo vệ, tác giả cần phải đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước. Tác giả, chủ sở hữu cần đăng ký bản quyền tại Hưng Yên bởi vì những lý do sau đây:

– Đăng ký bản quyền là việc rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như là ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm để đạt được những lợi ích riêng.

– Mỗi một tác phẩm là kết tinh của trí óc, công sức, thời gian, tiền bạc của tác giả, nếu không được bảo hộ tác giả có thể sẽ mất đi những quyền lợi vốn có của mình.

– Đăng ký bản quyền tác giả là việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp với tác phẩm, nếu người khác muốn sử dụng thì cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả có nguồn lợi về kinh tế trong trường hợp bán tác phẩm, cho thuê, chuyển nhượng…

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cách chứng minh hữu hiệu nhất quyền của chủ sở hữu đối với tác phẩm trong trường hợp có các hành vi xâm phạm xảy ra.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả?

Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tại Hưng Yên

Đăng ký bản quyền tại Hưng Yên cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu;

+ Tác phẩm cần đăng ký bản quyền;

+ Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả);

+ Một số tài liệu khác.

Tùy từng trường hợp cụ thể, thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả có thể có những sự khác biệt, Quý vị cần phải tham khảo quy định của pháp luật để soạn thảo 01 bộ hồ sơ đầy đủ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Hưng Yên

Khách hàng đăng ký bản quyền tác giả có thể liên hệ dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi để được đơn giản hóa tối đa thủ tục. Dịch vụ của Luật Hoàng Phi là trọn gói từ khâu tư vấn thủ tục, làm hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Với nhiều năm hoạt động, Luật Hoàng Phi có nhiều ưu điểm như:

+ Có đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như các luật có liên quan khác;

+ Dịch vụ của Luật Hoàng Phi là trọn gói, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết, các công đoạn khác sẽ do Luật Hoàng Phi thực hiện

+ Sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại và chi phí;

+ Phí dịch vụ của Luật Hoàng Phi công khai, minh bạch, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và không phát sinh phụ phí.

Trên đây là nội dung bài viết đăng ký bản quyền tại Hưng Yên, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký bản quyền vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999

5/5 - (4 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ