Ví dụ về sáng chế như thế nào ?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 15/12/2021 |
  • Sáng chế |
  • 287 Lượt xem

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Sáng chế là một trong những sản phẩm trí tuệ được hình thành từ quá trình sáng tạo của con người. Sáng chế có vai trò quan trọng, là một công cụ để phát triển kinh tế cũng như tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về sáng chế, bài viết dưới đây sẽ đề cập tới ví dụ về sáng chế. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu

Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Có trình độ sáng tạo;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới;

– Không phải là hiểu biết thông thường;

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tuy nhiên, có một số đối tượng không được bảo hộ dưới hình thức sáng chế, quý vị cần lưu ý đó là:

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Ví dụ về sáng chế

Để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về sáng chế, dưới đây chúng tôi lấy ví dụ về sáng chế như sau:

– Anh Nguyễn Thế Vĩnh là chủ sở hữu của sáng chế đề cập đến máy biến áp phân phối, cụ thể hơn là máy biến áp phân phối dùng cho lưới điện có đoạn cáp điện nối tới máy biến áp phân phối là cáp điện ngầm. Máy biến áp này có thể được sử dụng chuyên dùng trong lưới điện đi ngầm có điện áp lên đến cấp 35 kV hoặc cao hơn. Sau thời gian nghiên cứu sáng chế máy biến áp phân phối của anh Nguyễn Thế Vĩnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế 1-2019-01918.

Ai có quyền đăng ký sáng chế

Mọi cá nhân hoặc pháp nhân trong và ngoài nước đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật bảo vệ. Cụ thể những đối tượng sau có quyền đăng ký sáng chế:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh phí, các phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc để tạo ra sáng chế (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác);

+ Cá nhân, tổ chức cùng nhau thực hiện tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sản phẩm sáng chế đó thì đều có quyền đăng ký;

+ Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phí của ngân sách nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ đầu tư toàn bộ từ kinh phí, phương tiện vật chất kỹ thuật thì khi đó quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước;

+ Trường hợp sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

+ Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những gì?

– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế;

– 02 Bản mô tả sáng chế

– 02 Bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Chi phí đă sáng chế

Chi phí đăng ký sáng chế còn phụ thuộc vào việc quý khách hàng tự tiến hành thực hiện thủ tục hay ủy quyền cho các bên cung cấp dịch vụ trọn gói về sáng chế thay mình thực hiện thủ tục.

Trường hợp Khách hàng tự đi thực hiện thì Phí, lệ phí cho thủ tục xin cấp bằng độc quyền về đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích được ấn định như sau:

– Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế là: 150.000VNĐ

– Phí thẩm định hình thức cho đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định hình thức với trường bản mô tả dài từ trang thứ 7 trở đi là 8.000 việt nam đồng/trang;

– Phí công bố đơn đăng ký sáng chế: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình sáng chế thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên về sáng chế (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;

– Phí tra cứu thông tin để phục vụ cho quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung sáng chế xem đáp ứng được các yêu cầu theo quy định không là : 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung của bản mô tả từ trang thứ 7 trở đi: 32.000VNĐ/01 trang

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan tới chủ đề Ví dụ về sáng chế. Chúng tôi hy vọng bài viết đã phần nào gửi tới Quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất để hiểu hơn về sáng chế cũng như vấn đề đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào có liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ