Đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn 2024

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 02/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 356 Lượt xem

Ngày nay, các loại dầu bôi trơn này càng  phong phú về cả số lượng và chất lượng. Ngành sản xuất này liên tục đưa ra những sản phẩm mới, đi kèm với đó là nhu cầu về đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này.

Trong bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn Hotline: 0981.378.999 thuộc Công ty Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích  về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Phân loại nhóm khi đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn?

Nhóm 04 tại bảng phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ Ni – Xơ bao gồm: dầu và mỡ  công nghiệp, sáp; chất bôi trơn; chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; nhiên liệu và vật liệu cháy sáng; nếu và bấc dùng để thắm sáng..

 Dầu bôi trơn bao gồm: chất bôi trơn; dầu nhờn; dầu; mỡ bôi trơn; dầu động cơ; dầu nhiên liệu. Đây là những trường hợp thuộc nhóm 04 của bảng phân loại quốc tế hàng hoá, dịch vụ Ni – Xơ.

Lưu ý:

Thứ nhất: Những nguyên liệu đặc biệt cũng gồm nhóm 04

Những nguyên liệu sau cũng gồm nhóm 04: dầu để bảo  quản công trình nề hoặc da; sáp dạng thô, sáp công nghiệp; năng lượng điện; nhiên liệu động cơ, nhiên liệu sinh học; phụ gia không phải hoa chất dùng cho nhiên liệu; gỗ sử dụng làm nhiên liệu.

Thứ hai: Những nguyên liệu  đặc biệt nhưng không thuộc nhóm 04

– Một số loại dầu và mỡ công nghiệp đặc biệt, ví dụ, dầu để thuộc da (Nhóm 1), dầu để bảo quản gỗ, dầu và mỡ chống rỉ (Nhóm 2), tinh dầu (Nhóm 3);

– Nến/nến sáp xoa bóp dùng cho mục đích mỹ phẩm (Nhóm 3) và nến/nến sáp xoa bóp có chứa thuốc (Nhóm 5);

– Một số loại sáp đặc biệt, ví dụ, sáp để ghép cây (Nhóm 1), sáp dùng cho thợ may, sáp đánh bóng, sáp làm rụng lông (Nhóm 3), sáp dùng cho răng (Nhóm 5), sáp niêm phong (Nhóm 16);

– Bấc chuyên dùng cho bếp dầu (nhóm 11) và cho bật lửa (nhóm 34).

Trong những trường hợp  đặc biệt không thuộc nhóm 04 có những trường hợp là dầu bôi trơn.  Chính vì  vậy Quí vị cần phải lưu ý để tránh trường hợp  xác định sai  nhóm  khi chuẩn bị hồ sơ làm việc với cơ quan  nhà nước có thẩm quyền.

Chuẩn bị tờ khai đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn như thế nào?

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong những giấy tờ cơ bản nhất của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Trong tất cả các trường hợp đăng ký nhãn hiệu đều được yêu cầu tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Khi chủ thể thực hiện  chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị tờ khai này với số lượng là 02 bản đánh máy.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có phần cơ bản là phần mô tả nhãn hiệu.: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)

Phần tiếp theo của bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn  sẽ cung  cấp những thông tin về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là đầu bôi trơn.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là dầu bôi trơn

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là dầu bôi trơn bao gồm: Tài liệu tối thiểu và tài liệu khác nếu có

Thứ nhất: Tài liệu tối thiểu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Số lượng là 02 bản đánh máy, trình  bày , điền thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Mẫu nhãn hiệu kèm  theo: Số lượng 05, mẫu nhãn hiệu kèm theo này phải giống y hệt mẫu nhãn hiệu đã  dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu trước đó về cả kích thước và màu sắc.

Lưu ý: Kích thước và màu sắc phải được trình bày theo đúng quy định của pháp luật.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

 Trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể thì cần phải bổ sung thêm những tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Tư  vấn đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Hoàng Phi

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ quy trình đăng ký, trả lời các thắc của khách hàng liên quan đến nhãn hiệu. Quy trình tư vấn của chúng tôi sẽ được thực hiện như sau:

– Tư vấn trực tiếp qua điện thoại khi khách hàng kết nối điện thoại với chúng tôi;

– Tư vấn qua email, khi nhận được yêu cầu tư vấn quá email từ khách hàng;

– Tư vấn trực tiếp qua công cụ hỗ trợ trực tuyến như zalo, skype…;

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc tại địa chỉ khách hàng yêu cầu trường hợp khoảng cách địa lý khác hàng gần với công ty chúng tôi;

Trường hợp khách hàng đồng ý với nội dung tư vấn, chúng tôi sẽ soạn thảo dự thảo hợp đồng, giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ chuyển qua email cho khách hàng tham khảo và ký kết trước khi tiến hành thực hiện công việc.

Từ những phân tích trên Công Ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Đăng ký nhãn hiệu cho dầu bôi trơn

Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 0981.378.999.

5/5 - (3 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ