Thủ tục Đăng ký Bảo hộ sáng chế như thế nào?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 2235 Lượt xem

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế, điều quan trọng nhất ta phải đánh giá được tính mới của sáng chế, việc sáng chế đã được bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế coi như là sáng chế không còn tính mới và coi như sáng chế không có khả năng đăng ký.

Khái quát chung về sáng chế?

– Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình được tạo ra nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng cách áp dụng các quy luật tự nhiên. Tại Việt Nam, có hai dạng giải pháp được đăng ký Sáng chếGiải pháp hữu ích.

– Điều kiện để cấp văn bằng độc quyền sáng chế phải thỏa mãn đầy đủ ba điều kiện: tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Giải pháp hữu ích được cấp bằng phải đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp.

Làm thế nào để biết được sáng chế của mình có mới không?

Để xem xét khả năng đăng ký sáng chế, cụ thể tính mới của sáng chế người nộp đơn đăng ký sáng chế cần tiến hành thủ tục tra cứu sáng chế. Việc tra cứu sáng chế có thể do người nộp đơn tư thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức sở hữu công nghiệp tiến hành thủ tục tra cứu sáng chế.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế hay tự nộp đơn đăng ký?

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ ở các quốc gia là khác nhau về quy định phải có tổ chức đại diện thay mặt nộp đơn đăng ký sáng chế. Tại Việt Nam, với cá nhân hoặc pháp nhân có quốc tịch Việt Nam có thể tự mình nộp đơn đăng ký sáng chế, tuy nhiên với những cá nhân, pháp nhân không có quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký sáng chế.

Ngoài ra, do đặc thù sự phức tạp của hồ sơ đăng ký sáng chế, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của Tổ chức đại diện SHTT tại Việt Nam

thu-tuc-dang-ky-bao-ho-sang-che-tai-viet-nam

Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

–  Chuẩn bị hồ sơ: Đây là bước đầu tiền trong quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật hiện hành thì hồ sơ đăng ký sẽ bao gồm một số giấy tờ cơ bản như: Tờ khai đăng ký, bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chứng từ nộp phí, lệ phí. Trong đó bản mô tả Sáng chế (bao gồm tên giải pháp, lĩnh vực kỹ thuật được đề cập, giải pháp gần nhất đã biết, phân loại sáng chế quốc tế, danh sách hình vẽ đính kèm để mô tả chính xác bản chất kỹ thuật của Sáng chế).

Nộp hồ sơ tại Cục SHTT và theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ: theo đó một đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế cơ bản sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

+ Thẩm định hình thức: Đơn đăng ký sáng chế sẽ được thẩm định tính đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký trong thời gian 1 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Cục SHTT bao gồm những thông tin về Người nộp đơn, phân loại sáng chế quốc tế, bản mô tả sáng chế….

+ Công bố đơn: Đơn sau khi được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế:

Mục đích của việc tra cứu là xác định giải pháp kỹ thuật đã biết trong lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế liên quan đến. Để thẩm định nội dung, cơ quan sáng chế sẽ kiểm tra cơ sờ dữ liệu của họ để xác định xem có tài liệu nào mô tả giải pháp trùng hoặc tương tự với giải pháp được mô tả trong đơn đăng ký sáng chế hay không.

Mục đích của việc thẩm định nội dung là để đảm bảo rằng đơn đăng ký đáp ứng các điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế. Về bản chất, việc thẩm định này nhằm ngăn ngừa việc cấp bằng độc quyền cho:

Sáng chế bị loại trừ khỏi khả năng bảo hộ theo các quy định cụ thể của pháp luật;

Sáng chế không mới, không có trình độ sáng tạo và/hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp; hoặc

Sáng chế không bộc lộ một cách đầy đủ và rõ ràng.

Giống như thẩm định hình thức, người nộp có cơ hội phản đối các quyết định được đưa ra trong quá trình thẩm định nội dung. Không phải tất cả các cơ quan sáng chế đều tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế. Một số nước cấp bằng độc quyền sáng chế sau khi thẩm định hình thức. Trong trường hợp này, hiệu lực thực sự của bằng độc quyền sáng chế và liệu nó có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không sẽ được xác định bởi tòa án khi có tranh chấp xảy ra.

+ Cấp bằng độc quyền Sáng chế:

Nếu và khi quá trình thẩm định dẫn đến kết luận có lợi cho người nộp đơn – nghĩa là tất cả các điều kiện về hình thức và nội dung đều được đáp ứng, và nếu không có phản đối hoặc phản đối không thành công, cơ quan sáng chế sẽ cấp bằng độc quyền sáng chế cho đơn đăng ký đó. Việc này liên quan đến một số thủ tục thuộc trách nhiệm của cơ quan sáng chế:

Thông tin về sáng chế được đưa vào Đăng bạ sáng chế quốc gia;

Bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho người nộp đơn. Đây là tài liệu pháp lý xác lập quyền sờ hữu sáng chế.

Nói chung, Cơ quan sáng chế công bố tài liệu sáng chế. Nhiều cơ quan sáng chế công bố cả đơn đăng ký sáng chế sau 18 tháng tính từ ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên. Xem Câu hỏi 60 để biết về cách thức xác định ngày nộp đơn).

thu-tuc-dang-ky-sang-che-moi-nhat-2017

Dịch vụ đăng ký sáng chế của Luật Hoàng Phi

Để việc đăng ký sáng chế thực sự hiệu quả cả về mặt thời gian và chi phí. Đồng thời đảm bảo quyền của quý khách hàng ở mức độ rộng nhất, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn quý khách hàng các nội dung như dưới đây trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế:

– Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích

– Tư vấn và viết, sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích

– Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp

– Tư vấn tra cứu sáng chế

– Tư vấn các đối tượng được và không được bảo hộ dưới dạng sáng chế theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

Khi cần tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, quý khách hàng hãy liên hệ theo các địa chỉ sau:

– Liên hệ yêu cầu dịch vụ: 024.62852839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (TP. Hồ Chí Minh)

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ