Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ?

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 02/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 196 Lượt xem

Khi có những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ ? là một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý. Thực tế khi theo đuổi các biện pháp xử lý liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa có được nhận thức phù hợp về thời hiệu khởi kiện nên bị mất quyền khởi kiện do mất thời hiệu.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

– Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trước khi tìm hiểu về Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ? thì cần nắm được khái niệm thời hiệu khởi kiện như trên.

Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ

Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ? là một nội dung được nhiều người quan tâm khi có tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

– Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, do đó các quy định áp dụng về thời hiệu, thời điểm xác tính thời hiệu khởi kiện sẽ được áp dụng theo quy định của luật chung là Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự.

– Phụ thuộc vào từng tranh chấp cụ thể và việc xác định bản chất của tranh chấp mà việc áp dụng thời hiệu sẽ có sự khác nhau.

+ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến sở hữu trí tuệ và yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

+ Trong khi đó thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ? đã được giải đáp ở nội dung trên tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, một số trường hợp ngoại lệ khi xảy ra một trong số các trường hợp này thì sẽ không áp dụng thời hiệu bao gồm:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;

– Trường hợp khác do luật quy định.

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật dẫn đến chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện nhưng không thể khởi kiện thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Hết thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ xử lý thế nào?

Trong trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khởi kiện khi hết thời hiệu và bên còn lại yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ phải đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự.

Trừ trường hợp tranh chấp thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện hoặc chứng minh được thời gian không thực hiện quyền khởi kiện là trở ngại khách quan thì thời gian diển ra trở ngại khách quan sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện. Khi đó thời hiệu khởi kiện sẽ được kéo dài.

Thủ tục khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện: Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS Đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

+ Theo khoản 2, 3 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ, nguyên đơn phải chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện, khi nhận được đơn Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn.

Bước 3: Trong thời hạn năm ngày làm việ kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau:

+ Tiến hành thụ lý vụ án nếu vụ án thuốc thẩm quyền giải quyết của mình;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết, nếu vụ án đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sơ hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật theo quy định tại Khoản 6 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật này.

 

5/5 - (12 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ