Thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 06/12/2023 |
  • Dịch vụ doanh nghiệp |
  • 203 Lượt xem

Huyện Bàu Bàng là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Huyện Bàu Bàng được định hướng phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Cùng với nhiều tiềm năng sẵn có, huyện Bàu Bàng ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đây để thành lập công ty. Vậy thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Những nội dung cần chuẩn bị khi thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng

Để việc thành lập công ty diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, nhà đầu tư có mong muốn thành lập công ty tại huyện  Bàu Bàng cần chuẩn bị các nội dung sau đây:

Một là, xác định loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành,  nhà đầu tư có mong muốn thành lập công ty có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: (i) Doanh nghiệp tư nhân; (ii) Công ty hợp danh; (iii) Công ty TNHH một thành viên; (iv) Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và (v) Công ty cổ phần.

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Vì vậy, nhà đầu tư cần căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Hai là, xác định ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư được đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong hệ thống ngành, nghề kinh tế của Việt Nam sẽ có một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Quy định tại Phụ lục IV ban hành đính kèm Luật Đầu tư 2020).

Nếu đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhà đầu tư cần đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh do pháp luật quy định. Theo đó, điều kiện về đầu tư kinh doanh có thể là điều kiện về vốn, nhân sự, giấy phép kinh doanh, v.v.

Ba là, xác định địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin bắt buộc phải có trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung sẽ hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC). Vì vậy, nhà đầu tư cần lựa chọn địa điểm kinh doanh cụ thể, rõ ràng mới có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo đó, địa chỉ trụ sở chính cần có đầy đủ các thông tin sau đây:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm ấp/ấp thôn:…………………………..

Xã/Phường/Thị trấn:………………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…………………………………………

Tỉnh/Thành phố:……………………………………………………………………

Ngoài ra, khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý không được đặt địa chỉ trụ sở chính cùa doanh nghiệp tại căn hộ chung cư hoặc khu tập thể. Đây là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bốn là, xác định tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định liệu doanh nghiệp có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không.

Theo đó, khi đặt tên doanh nghiệp nhà đầu tư cần lưu ý những nội dung sau:

– Đặt tên doanh nghiệp không được trùng hoặc nhầm lần với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Nếu không có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước,  đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, thì tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó để đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi đặt tên doanh nghiệp.

Năm là, thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần cung cấp các thông tin liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu), địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại, thư điện tử email (nếu có), v.v.

Sáu là, xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp

Căn cứ Khoản 34 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được định nghĩa là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Pháp luật không có quy định về mức vốn tối thiểu hay mức vốn tối đa mà nhà đầu tư cần phải có khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (trừ một số ngành, nghề có quy định về mức vốn pháp định). Vì vậy, vấn đề về vốn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư cần xác định mức vốn điều lệ rõ ràng. Bởi lẽ, điều này sẽ ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 VNĐ là 2.000.000 VNĐ/năm; 3.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 VNĐ. Riêng đối với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.

Ngoài ra, việc xác định mức vốn điều lệ còn liên quan đến việc hoàn thành nghĩa vụ cam kết góp vốn của cổ đông, thành viên công ty, chủ sở hữu công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ví dụ, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng

Để một công ty có thể tồn tại và hoạt động trên thực tế, nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để thành lập và đưa công ty đi vào hoạt động. Bao gồm: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp còn phải xin cấp giấy phép kinh doanh.

Theo đó, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Cụ thể, trình tự, thủ tục thành lập công ty tại huyện Bầu Bàng bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nghĩa là khi tổ chức kinh tế dự kiến thành lập tại Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông thì nhà đầu tư sẽ phải xin cấp IRC tại Cơ quan đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục xin cấp ERC tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trình tự, thủ tục xin cấp IRC thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 hồ sơ và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; và (iv) công ty TNHH một thành viên được quy định lần lượt tại các Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư đăng ký thành lập công ty tại Bàu Bàng nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Việc nộp hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Truy cập tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư. Nếu hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hộp hồ sơ chưa hợp lệ thì nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh

Như đã nêu trên, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong một số trường hợp doanh nghiệp sẽ còn phải xin cấp Giấy phép kinh doanh.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải xin cấp Giấy phép kinh doanh khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh. Ví dụ kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hay kinh doanh bán lẻ rượu phải có giấy phép bán lẻ rượu được cấp bởi Cơ quan nhà nước có thẩm.

Trên đây là nội dung bài viết về “Thành lập công ty tại huyện Bàu Bàng” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên đây hữu ích đối với Qúy độc giả.

 

5/5 - (24 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ