Quy Trình Cơ Bản Đăng ký Bảo Hộ Sáng Chế Tại Việt Nam

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 12/11/2022 |
  • Sáng chế |
  • 519 Lượt xem

Việc bị ăn cắp chất xám không còn xa lạ gì trong xã hội hiện nay. Vậy nên, để có thể bảo vệ chất xám của bản thân, cách tốt nhất là cá nhân, tổ chức cần đăng ký sở hữu trí tuệ cho những sản phẩm của mình.

Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn cho bạn tất cả những ấn đề liên quan đến việc đăng ký bảo hộ sáng chế ngay bây giờ.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ sáng chế?

Đăng ký sáng chế là việc cần làm của chủ sở hữu, vậy tại sao phải đăng ký sáng chế?

Đăng ký bảo hộ sáng chế để đảm bảo rằng chủ sở hữu là người độc quyền sở hữu sáng chế của mình, áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.

– Được pháp luật bảo hộ trong trường hợp bị xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký.

– Chứng minh mình là chủ sở hữu của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo hộ khi có tranh chấp xảy ra.

– Có quyền chuyển nhượng sáng chế của mình cho bên thứ 3 trong thời gian được bảo hộ sáng chế

Thời hạn bảo hộ sáng chế trong bao lâu?

Văn bằng sáng chế có thời gian bảo hộ 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Khi hết thời gian bảo hộ là 20 năm, chủ sở hữu sáng chế sẽ không thể tiếp tục gia hạn thêm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế

+) Điều kiện bảo hộ sáng chế đối với chủ đơn đăng ký.

Chủ sở hữu phải là người tạo ra sáng chế bằng chi phí và công sức của mình.

– Trong trường các cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra một sáng chế thì một đại diện có thể đăng ký bảo hộ sáng chế khi các cá nhân, tổ chức đồng sáng chế đồng ý.

– Cá nhân, tổ chức đầu tư chi phí, cơ sở vật chất, … cho người sáng chế bằng hình thức giao việc cho người sáng chế, thuê người sáng chệ hoặc dưới các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.

– Sáng chế được tạo ra khi sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của nhà nước.

– Sáng chế được tạo ra trên cơ sở nhà nước góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà nước.

– Sáng chế được tạo ra trên cơ sở nghiên cứu, phát triển giữa các tổ chức, cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân mà trong thỏa thuận không có quy định nào khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các tổ chức, cơ quan nhà nước thuộc về nhà nước.

– Sáng chế được nhà nước đầu tư toàn bộ từ cơ sở vật chất, kinh phí, công nghệ, kỹ thuật, … thì quyền đăng ký thuộc về nhà nước.

+) Điều kiện bảo hộ sáng chế đối với sáng chế

– Sáng chế phải mang tính mới: Sáng chế phải chưa từng công khai dưới bất kỳ hình thức sử dụng, văn bản mô tả hay dưới bất kỳ hình thức nào khác ở cả Việt Nam và nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc trước ngày được ưu tiên (đối với đơn sáng chế được hưởng quyền ưu tiên)

– Sáng chế phải có tính sáng tạo: Căn cứ vào công nghệ kỹ thuật đã được công khai sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác Việt Nam hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng (đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên). Sáng chế đó là sự sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Sáng chế có tính ứng dụng trong công nghiệp: Có thể chế tạo, sản xuất được hàng loạt sản phẩm hoặc việc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình nội dung của sáng chế luôn thu được kết quả ổn định.

Hồ sơ và thông đăng ký cấp bằng bảo hộ sáng chế:

– Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế với sở hữu riêng hoặc tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng công nghiệp với sở hữu chung.

– Bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế.

– Văn bản yêu cầu bảo hộ.

– Nếu ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ cần có giấy ủy quyền.

– Thông tin cơ bản của chủ đơn.

– Thông tin cơ bản của người sáng chế.

– Giấy chuyển nhượng quyền đăng ký sáng chế (người đăng ký sáng chế ở Việt Nam khác với người đăng ký sáng chế ở nước ngoài).

– Bản sao chứng từ nộp phí (nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc vào tài khoản Cục sở hữu trí tuệ)

Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

– Thẩm định hình thức: Kiểm tra sự tuân thủ các quy định hình thức của đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức của đơn là 1 tháng tính từ ngày nộp đơn. Nếu đạt, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn và ghi nhận ngày nộp đơn là ngày ưu tiên. Nếu chưa đạt, sẽ thông báo những thiếu sót để chủ đơn khắc phục.

– Công bố đơn: Đơn được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày được công nhận hợp lệ hoặc trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn không có ngày ưu tiên, tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn.

– Thẩm định nội dung: Khi chủ thể hoặc một bên thứ 3 nộp hồ sơ yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn. Yêu cầu sáng chế được thẩm định nội dung trong 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung.

– Cấp bằng đăng ký bảo hộ sáng chế: Sau khi có quyết định cấp bằng và chủ đơn nộp đầy đủ phí, bằng sẽ được cấp trong khoảng từ 2-3 tháng và có hiệu lực 20 năm tính từ ngày nộp đơn.

LUẬT HOÀNG PHI với đội ngũ luật sư cao cấp sẵn sàng hỗ trợ bạn tất cả các thủ tục đăng ký sáng chế. Nếu bạn đang cần đăng ký bảo hộ sáng chế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Tham khảo : đăng ký logo công ty

Tham khảo : đăng ký bản quyền thương hiệu

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ