Những lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 17/05/2023 |
  • Nhãn hiệu |
  • 1090 Lượt xem

Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là tài sản thì chủ sở hữu của tài sản đó có đầy đủ quyền quản lý, sử dụng và định đoạt.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu là việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản. Muốn thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu thì chủ sở hữu cần thực hiện hợp đồng đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp. Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu đến khách hàng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu.

Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu

– Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

– Phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ thì hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới có hiệu lực.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu (Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp).

Khi các bên đã thỏa thuận và xác lập chuyện nhượng nhãn hiệu thì thành lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

– Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;

– Đối tượng chuyển nhượng;

– Giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Sau khi các bên đã thành lập được hợp đồng chuyển nhượng cần thực hiện đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại cục SHTT.

Thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

– 02 bản hợp đồng;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

– Chứng từ nộp lệ phí.

Trên đây là trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

Những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu

– Vi phạm về hình thức của hợp đồng, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải thành lập thành văn bản và phải đăng ký. Nếu các bên chuyển nhượng không thành lập văn bản và/hoặc không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc chuyển nhượng của khách hàng sẽ bị tuyên bố vô hiệu;

– Quyền và lợi ích có thể bị xâm phạm nếu hợp đồng chuyển nhượng không thiết lập các điều khoản chặt chẽ, để đối thủ lợi dụng lỗ hổng của hợp đồng để xâm phạm lợi ích của chủ thể. Vì vậy , khi khách hàng đến với dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi, chúng tôi có thể khẳng định rằng tránh mọi rắc rối mà khách hàng có thể gặp phải khi tự thực hiện việc chuyển nhượng nhãn hiệu. Đảm bảo việc chuyển nhượng thành công.

Luật Hoàng Phi sẽ không để khách hàng phải đối mặt với rủi ro pháp lý

Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho khách hàng những công việc sau đây liên quan đến dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu.

– Tư vấn cho khách hàng làm hợp đồng chuyển nhượng với bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng trong hợp đồng chuyển nhượng và hạn chế rủi ro thấp nhất của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định của cục SHTT tránh trường hợp khách hàng tới cục SHTT nộp hồ sơ lại thiếu giấy tờ theo yêu cầu dẫn tới tình trạng khách hàng mất thời gian để thực hiện đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Nghiên cứu, thảo luận, tư vấn tính khả thi của việc chuyển nhượng nhãn hiệu; mục đích hạn chế tối đa trường hợp khách hàng bị cục SHTT trả lại hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Đại diện cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền( nộp hồ sơ, nhận kết quả, theo dõi quá trình  thẩm định…);

Khi có nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Mọi chi tiết khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Thông tin sau:

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Sở hữu Trí tuệ Hoàng Phi

Văn phòng Hà Nội: 024.62852839 – Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng Hồ Chí Minh: 028.73090.686 – Email: lienhe@luathoangphi.vn

Hotline: 0981.059.868 – 0961.589.688

Liên hệ ngoài giờ hành chính vui lòng GỌI: 0981.378.999

Tham khao thêm dịch vụ:

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ