Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 14/12/2023 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 300 Lượt xem

Nhãn hiệu chứng nhận là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận này còn khá xa lạ với mọi người dân. Vậy Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Pháp luật đang quy định những nội dung gì về vấn đề này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời Qúy khách tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà được các chủ sở hữu cho phép các tổ chức hay cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu đó để in ấn lên trên hàng hóa hay sử dụng cho các dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó.

Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các dịch vụ, hàng hóa nhằm để chứng nhận các đặc điểm về xuất xứ, nguyên vật liệu sản xuất, phương pháp sản xuất hàng hóa hay cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng hay độ đảm bảo của hàng hóa, dịch vụ…

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Thì Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về vấn đề này.

Đặc điểm của nhãn hiệu chứng nhận

– Nhãn hiệu chứng nhận sẽ do đại diện 1 chủ thể đứng ra đăng ký để chứng nhận cho hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác.

Chủ thể đi đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là đại diện cho các hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng nhãn hiệu đó và phải có đủ khả năng đảm bảo được các tiêu chuẩn chứng nhận.

Do vậy chủ thể đại diện đi đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thường là các cơ quan nhà nước hay tổ chức có uy tín cao.

– Nhãn hiệu chứng nhận có thể chứng nhận cho 1 hoặc nhiều tiêu chí khác nhau bao gồm: Nơi xuất xứ, nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, phương thức cung cấp dịch vụ, chất lượng hàng hóa/dịch vụ, độ an toàn, đảm bảo…

– Chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhưng các chủ thể khác khi muốn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận đó, đồng thời phải nhận được sự đồng ý của chủ nhãn hiệu chứng nhận đó.

– Về bản chất, nhãn hiệu chứng nhận không được coi là nhãn hiệu hàng hóa, do nó không xác định về nguồn gốc của sản phẩm hay dịch vụ; không có chức năng dùng để phần biệt sản phẩm/dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm/dịch vụ của chủ thể khác.

Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Qúy khách để tiến hành đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

– Bản quy chế về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, gồm một số nội dung chủ yếu như:

+ Chủ sở hữu nhãn hiệu

+ Nội dung các điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

+ Chi phí mà các chủ thể phải trả để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận…

– Các giấy tờ dùng để xác minh tư cách chủ thể nộp hồ sơ như giấy chứng nhận thành lập tổ chức…;

– Các giấy tờ chứng minh sự cho phép các chủ thể khác đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Tài liệu mô tả chất lượng của sản phầm hoặc dịch vụ;

– Mẫu nhãn hiệu để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, vừa phải có các yếu tố cấu thành cơ bản vừa phải thể hiện được ý nghĩa của nhãn hiệu đó;

– Bản đồ xác định địa giới hành chính.

Khi hoàn tất xong hồ sơ thì Qúy khách tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, thời gian giải quyết hồ sơ sẽ diễn ra từ 13 tháng đến 16 tháng.

Sau đó, nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho Qúy khách.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 0981.378.999

 

Đánh giá post

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ