Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 10/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 331 Lượt xem

Một trong những tài sản giá trị nhất trong doanh nghiệp chính là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bởi đó là kết quả của sự nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất của doanh nghiệp đó. Một trong số đó là thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ Thương hiệu là gì và không phải ai cũng nắm rõ các quy trình, thủ tục đăng ký thương hiệu, hay nói cách khác là có Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu.

Để giải đáp thắc trên, bài viết dưới đây xin cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về thương hiệu cũng như giúp bạn đọc nắm được khi đăng ký thương hiệu thì cần thực hiện qua quy trình, thủ tục như thế nào.

Đăng ký thương hiệu ở đâu?

Tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ đến Cục sở hữu trí tuệ đê nộp hồ sơ. Việc nộp hồ sơ chia thành 2 đối tương như sau:

– Đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam:

Những cá nhân, tổ chức này có thể nộp hồ sơ trực tiếp Cục sở hữu trí tuệ tại cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Để thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại cho những cá nhân, tổ chức ở xa thì các cá nhân này có thể ủy quyền nộp đơn cho cá nhân, tổ chức khác hoặc cho những tổ chức dịch vụ pháp lý như công ty Luật, Văn phòng Luật sư để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu.

Cục sở hữu trí tuệ là nơi trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu. Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ đăng ký và ra kết quả cuối cùng đối với hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu của cơ quan, tổ chức (trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ). Trong trường hợp hồ sơ không hồ sơ không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối và nhưng mục cần sử đối, bổ sung để cá nhân, tổ chức tiến hành sửa chữa, bổ sung kịp thời.

– Đối với, cá nhân, tổ chức nước ngoài:

Đối với những đối tượng trên, trong trường hợp không hiện diện thương mại tại Việt Nam khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, bắt buộc phải sử dụng dịch vụ đăng ký của Công ty Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam để thay mặt mình nộp đơn đăng ký.

Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu gồm những gì?

Với kinh nghiệm làm việc lâu dài trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Luật Hoàng Phi xin chia sẽ một số Kinh nghiệm đăng ký thương hiệu cho bạn đọc như sau:

+ Kinh nghiệm thiết kế thương hiệu đăng ký

Việc đầu tiên, để có thể đăng ký thương hiệu thì chủ sở hữu phải tiến hành thiết kế thương hiệu.

Để thiết kế thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, chủ sở hữu cần lên ý tưởng về thương hiệu, có thể tham khảo ý kiến của những người khác để có bản phác thảo thương hiệu hoàn chỉnh nhất.

Tiếp theo, chủ sở hữu sẽ tiến hành phác thảo thương hiệu hoặc có thể thuê thiết kế ngoài. Sau đó cần kiểm tra thương hiệu của mình có đủ điều kiện đăng ký hay không trước khi nộp đơn đăng ký.

Nếu thương hiệu vừa thiết kế bị trùng hoặc tương đối giống, có khả năng gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác sẽ không đủ điều kiện đăng ký, cơ quan đăng ký có quyền từ chối nhận đơn đối với những trường hợp này.

+ Kinh nghiệm phân nhóm sản phẩm/dịch vụ

Việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ là rất quan trọng, nó được dựa trên Bảng phân loại hang hóa, dịch vụ Nice.

Lưu ý phân loại hang hóa, dịch vụ cần phải căn cứ vào chức năng, cấu tạo, thành phần, ngành nghề, phương thức cung cấp dịch vụ và các yếu tố để phân loại sản phẩm, dịch vụ vào các nhóm theo quy định.

Trường hợp chủ sở hữu thương hiệu không có kinh nghiệm trong việc phân loại nhóm hang hóa, dịch vụ thì có thể thuế đơn vị có uy tín chuyên về Sở hữu trí tuệ để thực hiện phân loại nhóm hang hóa, dịch vụ cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký thương hiệu.

+ Kinh nghiệm sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu

Trong trường hợp chủ sở hữu không có kinh nghiệm trong việc đăng ký thương hiệu thì chủ sở hữu thương hiệu có thể lựa chọn thuê những đơn vị, công ty dịch vụ đăng ký như Công ty Luật, Văn phòng Luật sư để tiến hành đăng ký thương hiệu.

Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu thì chủ sở hữu cần lưu ý đến uy tín của đơn vị, công ty dịch vụ đó. Công ty dịch vụ đăng ký thương hiệu thường có những đặc điểm sau:

– Đơn vị, công ty dịch vụ là đơn vị đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu thương hiệu được cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động.

– Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ đăng ký thương hiệu

– Những đơn vị có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh để tiện cho việc đến nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký;

– Nhưng đơn vị sẵn sang ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để đảm bảo về quyền và lợi ích của cả hai bên.

Hướng dẫn đăng ký thương hiệu mới nhất

Để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký theo các bước theo quy định. Cụ thể việc đăng ký bản quyền thương hiệu được thực hiệu được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị thương hiệu đăng ký

Để đăng ký thương hiệu độc quyền, chủ đơn cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Bước 2. Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu của thương hiệu vừa được thiết kế.

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu đến cơ quan đăng ký, trước hết, chủ đơn cần tra cứu nhãn hiệu. Pháp luật không quy định chủ đơn bắt buộc phải kiểm tra khả năng đăng ký của thương hiệu. Tuy nhiên, việc này vẫn được coi là công việc quan trọng vì nó giúp cho chủ đơn có thể trành được những rủi ro trong quá trình đăng ký như việc đơn đăng ký không được chấp nhận do thương hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu của những chủ thể khác.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không. Sau khi nhận được thông báo từ quan đăng ký, chủ đơn có nghĩa vụ nộp một khoản phí theo quy định cho cơ quan đăng ký.

5/5 - (5 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ