Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Toàn Quốc

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 28/08/2021 |
  • Nhãn hiệu |
  • 1101 Lượt xem

Việc tra cứu nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích to lớn. Tra cứu nhãn hiệu là tiền đề để chủ sở hữu nhãn hiệu quyết định việc có nên đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay không. Bên cạnh đó, nó cũng là một trong các yếu tố định hướng hành vi của các tổ chức, cá nhân, nhất là các chủ thể đang sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký có dấu hiệu vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để Quý khách hàng tham khảo.

Tra cứu nhãn hiệu là làm gì?

Tra cứu nhãn hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của Việt Nam thông qua hình thức: người dùng tự tra cứu (tra cứu cơ bản) hoặc Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ tra cứu (tra cứu nâng cao) nhằm xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hay không.

Các công cụ tra cứu nhãn hiệu cho mặt hàng mỹ phẩm trước khi đăng ký độc quyền thương hiệu

Để tra cứu nhãn hiệu cần cung cấp những thông tin gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, tùy vào hình thức tra cứu khách hàng lựa chọn mà việc cung cấp thông tin và thao tác tiến hành sẽ khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu của từng hình thức.

– Đối với hình thức tự tra cứu:

Hình thức này người dùng sẽ tự tra cứu trên Cổng thông tin Thư viện số về sở hữu công nghiệp bằng việc cung cấp các thông tin cơ bản như:

+ Số đơn;

+ Ngày nộp đơn;

+ Số giấy chứng nhận, tên nhãn hiệu;

+ Tên và địa chỉ chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá;

+ phân loại hình, phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ, danh mục chi tiết tên các sản phẩm/dịch vụ…

Lưu ý: Hình thức này hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên độ chính xác cao nhất chỉ khoảng 50 – 60%. Việc đánh giá nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhập thông tin và các điều kiện tra cứu kết hợp, cảm quan cũng như hiểu biết của khách hàng.

– Đối với hình thức tra cứu qua Luật Hoàng Phi – đại diện sở hữu công nghiệp để nộp hồ sơ tra cứu cho Chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ:

Trường hợp này, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi:

+ Nhãn hiệu cần đăng ký;

+ Liệt kê sản phẩm, dịch vụ dự định gắn nhãn hiệu;

+ Thông tin của chủ sở hữu.

Chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu cơ bản và gửi hồ sơ tiến hành tra cứu nâng cao giúp Quý khách hàng để kết quả toàn diện nhất.

Lưu ý: Hình thức này là hình thức có trả phí và mức độ chính xác lên đến 95%. Quý khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng kết quả này để làm cơ sở cho việc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Kết quả khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi ?

Luật Hoàng Phi vừa hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu cho Quý khách hàng theo thông tin nêu trên. Trường hợp khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:

Tra cứu nhãn hiệu 2 bước: sơ bộ và nâng cao;

– Được định hướng và tư vấn phương án xử lý đối với trường hợp nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp bao gồm cả việc Luật Hoàng Phi trực tiếp thiết kế lại nhãn hiệu;

– Được hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói tại Cục sở hữu trí tuệ khi chủ sở hữu nhãn hiệu có yêu cầu.

Đặc biệt, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Luật Hoàng Phi sẽ được MIỄN PHÍ TRA CỨU nhãn hiệu. Đây là một trong những điểm ưu đãi trong dịch vụ của chúng tôi mà ít có đơn vị nào hỗ trợ được.

Quý khách hàng muốn được hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu chi tiết hoặc sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm dịch vụ khác:

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ