Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào thì bị từ chối

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 09/05/2023 |
  • Kiểu dáng công nghiệp |
  • 276 Lượt xem

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là nhiều sản phẩm trí tuệ ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong số những tài sản trí tuệ rất quen thuộc đó là kiểu dáng công nghiệp. Đối với doanh nghiệp, kiểu dáng công nghiệp sẽ có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.

Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người tiêu dùng có thể nhận diện được thương hiệu. Tuy nhiên, không phải hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nào nộp lên cũng được chấp thuận vì những lý do khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới chủ đề hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào thì bị từ chối. Nếu đang tìm hiểu vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là thuật ngữ quen thuộc được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau:

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài.

– Có tính sáng tạo: Ngoài đáp ứng được các điều kiện về tính mới thì kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức khác nhau trong nước hoặc nước ngoài trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trường hợp được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Vậy những hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào thì bị từ chối, phần tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc này của Quý khách hàng.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị từ chối khi nào?

Trong quá trình nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hồ sơ của cá nhân, doanh nghiệp có thể bị từ chối trong một số trường hợp như sau:

– Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ. Nguyên nhân chính dẫn tới việc từ chối hồ sơ hay từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp này là do thiếu sót trong quá trình tra cứu, thẩm định, đánh giá kiểu dáng công nghiệp.

– Trường hợp người nộp đơn không phản hồi, phản hồi muộn hoặc câu trả lời chưa thỏa đáng cho công văn dự định từ chối đơn đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra nhất là đối với người nộp đơn là đại diện sở hữu công nghiệp. Còn đối với cá nhân chưa có kinh nghiệm thường sẽ lúng túng, không biết cách xử lý khi nhận được công văn từ Cục Sở hữu trí tuệ.

– Trường hợp tiếp theo là có bên thứ ba phản đối đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Ý kiến phản đối của bên thứ ba cũng là yếu tố được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét khi đưa ra quyết định từ chối hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– Tiếp theo, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị từ chối khi người nộp đơn không nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định của pháp luật. Đây cũng là trường hợp hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra.

– Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 – Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

– Ngoài ra, đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng có thể bị từ chối nếu đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp sớm nhất nhưng không đạt được sự thống nhất của tất cả các bên.

Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các thủ tục:

– Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do cũng như ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối.

– Thông báo về việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng

– Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.

Khi có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (6 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ