Đăng Ký Thương Hiệu Tương Ớt

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 26/05/2023 |
  • Thương Hiệu |
  • 266 Lượt xem

Nhu cầu sử dụng gia vị trong bữa ăn của người tiêu dùng càng cao, trong đó gia vị tương ớt là một trong những thứ tăng hương vị món ăn trong gia đình hiện nay được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên có rất nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh phong phú về loại tương ớt này gây ra nhiều khó khăn đối với các chủ thể. Việc đăng ký thương hiệu cho tương ớt là một giải pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích chính người đăng ký.

Ở bài viết này, chúng tôi – Luật Hoàng Phi sẽ giới thiệu quý vị những quy định về pháp luật hỗ trợ việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm này.

Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký thương hiệu tương ớt

Khi cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện việc đăng ký thương hiệu cho tương ớt, một trong những bước cần thiết này chính là chủ đơn đăng ký cần phải chú ý về việc phân nhóm sản phẩm ở thời điểm đăng ký theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Đối với tương ớt sẽ được phân vào nhóm, cụ thể như sau:

Nhóm 30: Tương ớt

Tại sao phải đăng ký thương hiệu cho tương ớt?

– Mặc dù trên thị trường đã được quản lý chặt chẽ tuy nhiên việc hàng giả hàng nhái được vẫn xuất hiện trên thị trường tiêu dùng gây hoang mang cho người sử dụng. Theo đó, việc đăng ký thương hiệu dù không thể khắc phục tối đa nhưng dựa vào mẫu mã, màu sắc, thương hiệu sẽ tránh trường hợp khách hàng nhầm với các sản phẩm kém chất lượng làm mất đi sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

– Ngoài ra, khi chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu là tương ớt đã đăng ký thì không một cá nhân hoặc tổ chức nào khác sẽ không thể đưa ra loại tương ớt tương tự, trùng khớp hoặc gây ra việc dễ nhầm lẫn với sản phẩm của bạn đã đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ.

Nếu bất kỳ một cá nhân hoặc tổ chức cố tình đưa ra loại tương ớt gây nhầm lẫn dẫn tới thiệt hại cho bên đã đăng ký thương hiệu thì chủ thể gây vi phạm sẽ phải buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là thu hồi sản phẩm và chịu bồi thường thiệt hại cho bên đối phương.

– Việc đăng ký thương hiệu tương ớt ngoài có những lợi ích trên còn giúp cho việc sản phẩm này được đưa ra thị trường nhanh chóng. Khách hàng sẽ dựa vào các dấu hiệu nhận biết đặc trưng  mà đưa ra lựa chọn sản phẩm  dễ nhận thấy mà không bị nhầm lẫn bất cứ loại hàng nào khác. Sau một thời gian tùy thuộc vào sự ảnh hưởng và chất lượng, thương hiệu đó tạo ra được niềm tin về chất lượng sản phẩm từ trong chính người tiêu dùng.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu tương ớt

Hồ sơ đăng ký bao gồm cụ thể:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( dựa theo mẫu quy định)

– Chứng từ bản sao về nộp phí và lệ phí

– Giấy ủy quyền cho đơn vị dịch vụ nếu chủ thể muốn ủy quyền để đơn vị đó thực hiện thay các thủ tục đăng ký

– Năm bản mẫu về thương hiệu mà chủ thể dự định thực hiện đăng ký theo kích thước là 8cm*8cm

Thời hạn để đăng ký thương hiệu tương ớt

– Để đăng ký thương hiệu sản phẩm là tương ớt thì sau khi nộp hồ sơ đầy đủ tại cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ thì tùy thược vào mỗi giai đoạn sẽ có thời gian quy định giải quyết, cụ thể là:

– Giai đoạn thẩm định hình thức: khoảng 1 tháng – 2 tháng

– Giai đoạn công bố đơn là: 2 tháng

– Thẩm định về nội dung thời gian khoảng 9 tháng đến 12 tháng

– Trong khoảng 1 tháng đến 2 tháng chủ đơn sẽ nhận được kết quả về đăng ký thương hiệu

– Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết sẽ có thời gian bị phát sinh so với tổng thời gian đã nêu trên. Ví dụ như khi thực hiện đăng ký thương hiệu phải có logo do đó sẽ mất thời gian để thiết kế hoặc thuê dịch vụ thiết kế riêng.

+ Trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì chủ thể cần tra cứu nhãn hiệu xem có bị trùng khớp hoặc nhầm lẫn vs nhãn hiệu khác cần mất thời gian tra cứu, trong đó có thể khách hàng tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chuyên sâu khoảng: 10 ngày

+ Giai đoạn soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thời gian khoảng: 2 ngày.

+ Thời gian để đi nộp hồ sơ là: 1 ngày (có thể phát sinh hồ sơ bị sai sót, thiếu cần bổ sung hoặc không hợp lệ thì cần thời gian để điều chỉnh và sửa đổi, thay thế)

Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm tương ớt

Hiện nay, Luật Hoàng Phi đã hỗ trợ những dịch vụ sau:

– Tư vấn soạn thảo hồ sơ, các giấy tờ tài liệu cần thiết khi đăng ký thương hiệu độc quyền

– Tư vấn các quy trình thủ tục chi tiết cụ thể khi đăng ký thương hiệu sản phẩm

– Thực hiện nhận ủy quyền để tiến hành nộp hồ sơ, soạn thảo và nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền

– Nhận kết quả từ Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam sau đó chuyển tới tận tay cơ quan khách hàng

– Tư vấn các vấn đề liên quan như chi phí, nơi đăng ký thủ tục, thời gian giải quyết khi đăng ký thương hiệu cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ

– Hỗ trợ một số quy định trong suốt quá trình đăng ký, nhận kết quả đến khi đã chuyển kết quả tới tận tay khách hàng

– Ngoài hỗ trợ những thủ tục như trên, chúng tôi còn hỗ trợ một số dịch vụ khác như đăng ký nhãn hiệu, hỗ trợ khiếu nại trong một số trường hợp, về doanh nghiệp,….

Trên đây, là toàn bộ nội dung để giải đáp các vấn đề liên quan về đăng ký thương hiệu cho tương ớt Mọi thắc mắc hoặc khách hàng có nhu cầu muốn hỗ trợ về dịch vụ quý vị vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi lại theo đầu số hotline: 0981 378 999 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết!

5/5 - (3 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ