Đăng ký thương hiệu nông sản như thế nào?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 10/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 280 Lượt xem

Như chúng ta đã biết thông qua đài báo hay trong chính cuộc sống thực tế thường ngày thì đã có rất nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề ăn cắp bản quyền, lấy cắp thương hiệu gây ra thiệt hại về mặt kinh tế không hề nhỏ đối với mỗi cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu thực sự của sản phẩm đó.

Chính vì thế, trong bài viết dưới đây của công ty luật Hoàng Phi, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin có liên quan đến vấn đề đăng ký thương hiệu nông sản.

Mong rằng qua bài viết này, quý vị và các bạn sẽ hiểu được vì sao nên đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là nông sản và biết được những giấy tờ gì cần chuẩn bị để làm hồ sơ, cũng như biết đến và chọn lựa những dịch vụ mà một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có cung cấp, hỗ trợ phù hợp nhất đối với mình.

Tại sao nên đăng ký thương hiệu nông sản?

Để trả lời cho câu hỏi Tại sao nên đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm nông sản? thì trước tiên chúng ta cần hiểu được vai trò của việc đăng ký thương hiệu nông sản là gì?

– Việc đăng ký thương hiệu sẽ đảm bảo được tính độc quyền trên cơ sở pháp lý, khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm nông sản đó trên thị trường tiêu thụ.

– Việc đăng ký thương hiệu cũng nhằm ngăn chặn việc sao chép, nhái lại thương hiệu, đồng thời tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản so với các sản phẩm cùng chủng loại khác trong cùng một thị trường, ngành hàng đang sản xuất, kinh doanh.

– Việc đăng ký thương hiệu độc quyền còn giúp cho người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp này với các đơn vị cùng kinh doanh sản phẩm đó và chọn lựa một cách đúng đắn theo nhu cầu sử dụng.

– Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là nông sản còn ngăn ngừa việc doanh nghiệp khác lấy nhãn hiệu của doanh nghiệp mình đi đăng ký nhằm làm giảm sức cạnh tranh, không chỉ thế doanh nghiệp của mình còn không được sử dụng một cách rộng rãi thương hiệu vốn có của mình nữa.

Và còn rất nhiều vai trò quan trọng khác nữa để khẳng định cho việc đăng ký thương hiệu đối với sản phẩm là nông sản là thực sự cần thiết và nên làm.

Phân nhóm đăng ký thương hiệu nông sản?

Đăng ký thương hiệu cho nông sản thuộc nhóm hàng hóa, bao gồm một số sản phẩm nông sản cụ thể như là:

– Các sản phẩm và các loại hạt sản xuất từ nông nghiệp (ví dụ như: hạt đậu, hạt lạc, hạt điều, v.v …)

– Ca cao, cà phê, chè, gạo, bột cọ, bột sắn

– Các loại bột và các sản phẩm được làm từ bột ngũ cốc

– Thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa, tôm

– Rau xanh, quả tươi – khô, hạt giống cây – hoa, giống lúa, giống của các loại cây trồng – vật nuôi

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều mặt hàng nông sản khác nữa cần được đăng ký thương hiệu, v.v …

Hồ sơ đăng ký thương hiệu nông sản?

Những giấy tờ cần chuẩn bị để hoàn tất hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là nông sản bao gồm:

– Tên thương hiệu nông sản dự định đăng ký

Ví dụ như: Giống lúa ST – 09, Cà phê Buôn Mê, Thịt dê Ninh Bình, v.v …

– Tờ khai về đăng ký thương hiệu cho sản phẩm là nông sản theo mẫu quy định do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp.

– Giấy ủy quyền về việc nộp đơn đăng ký thương hiệu trong trường hợp sử dụng dịch vụ từ phía đơn vị hoạt động và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực này.

– Các chứng từ để chứng minh đã hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính, cụ thể đó là đã nộp đầy đủ các loại phí, lệ phí theo quy định

Dịch vụ đăng ký thương hiệu nông sản?

Tại công ty Luật Hoàng Phi có cung cấp một số dịch vụ nhằm hỗ trợ việc đăng ký thương hiệu đối với riêng các sản phẩm từ nông sản như sau:

– Tư vấn về quy trình, thủ tục và từng bước cụ thể cần làm để đăng ký thương hiệu thành công cho sản phẩm nông sản

– Tư vấn để giúp quý khách hàng có sự lựa chọn phù hợp về tên của thương hiệu nông sản của mình sao cho đúng pháp luật, không bị trùng lặp và có thể tạo ấn tượng đậm nét cho khách hàng, người tiêu dùng khi bắt gặp sản phẩm ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

– Nhận soạn sẵn mẫu hồ sơ và gửi hồ sơ đó đến cho khách hàng đọc tham khảo.

– Nhận sự ủy quyền và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu thay cho khách hàng tại trụ sở chính hoặc các văn phong đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

– Theo dõi quá trình thẩm định và xem xét hồ sơ từ phía cơ quan có thẩm quyền, tiếp nhận thông báo kèm theo kết quả thẩm định hồ sơ và chuyển tới cho khách hàng.

– Cung cấp thông tin cho khách hàng được biết về các khoản phí, lệ phí phải nộp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký và văn bằng bảo hộ .

Và rất nhiều dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đối với nông sản khác nữa, v.v…

Trên đây là toàn bộ bài viết có liên quan đến vấn đề đăng ký thương hiệu nông sản.

Nếu như quý vị và các bạn còn chưa hiểu rõ hay còn thắc mắc về những nội dung cũng như có nhu cầu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm về vấn đề này và một số vấn đề khác có liên quan, hoặc mong muốn sử dụng các dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi xin vui lòng liên hệ ngay tới Hotline 0981 378 999 để được giải đáp trực tiếp, tận tình.

Đánh giá post

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ