Đăng ký thương hiệu hương thơm

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 10/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 291 Lượt xem

Tạo dựng một thương hiệu hay muốn bảo vệ thương hiệu của riêng mình thì phải làm như thế nào đang là một trong những câu hỏi luôn được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, để có những hiểu biết về vấn đề này thì lại không nhiều người có.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc những nội dung liên quan nhằm hướng dẫn vấn đề: Đăng ký thương hiệu hương thơm.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tên gọi thuật ngữ thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt người tiêu dùng.

Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu… được gắn vào bao bì sản phẩm, tem sản phẩm hay bản thân sản phẩm.

Đăng ký thương hiệu hương thơm:

Nhóm sản phẩm hương thơm đang ngày càng được ưa chuộng trên thực tế hiện nay. Do đó, việc các cá nhân, tổ chức mong muốn sở hữu và được bảo hộ một dòng sản phẩm hưởng thơm của riêng mình là điều dễ hiểu.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc những việc cần chuẩn bị trước, trong và sau khi thực hiện đăng ký thương hiệu hương thơm. Cụ thể:

Thứ nhất: Hồ sơ đăng ký thương hiệu hương thơm.

Hồ sơ bao gồm:

– Chứng từ về việc nộp phí/lệ phí.

– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền liên quan (nếu có).

– Giấy ủy quyền theo mẫu pháp luật quy định.

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản).

– Tài liệu xác nhận quyền kinh doanh là hợp pháp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh …)

– Quy chế về việc sử dụng nhãn hiệu hương thơm (trường hợp nhãn hiệu hương thơm yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thế).

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hương thơm hợp pháp (nếu có – Bản sao).

– Mẫu nhãn hiệu (bao gồm 09 mẫu, có kích thước sẽ không lớn hơn 80x80mm).

– Tài liệu liên quan khác.

Thứ hai: Thủ tục đăng ký thương hiệu 

– Tra cứu nhãn hiệu: Bước đầu tiên khi tiến hành quý bạn đọc cần phải tra cứu nhãn hiệu xem có bị trùng lặp nhãn hiệu hoặc có sự tương đồng với những nhãn hiệu khác đã đăng ký hay không.

– Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ cần có đầy đủ giấy tờ như chúng tôi trình bày ở mục trên.

– Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Thẩm định đơn:

+ Thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu.

+ Sau khi thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu thì sẽ tiến hành thực hiện công bố đơn hợp lệ.

+ Sẽ tiếp tục thẩm định nội dung đơn trường hợp đã được công bố là đơn hợp lệ theo quy định.

+ Cấp Giấy chứng nhận việc đăn gkys nhãn hiệu hương thơm và tiến hành thực hiện đăng bạ.

– Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ:

+ Từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

+ Khi có quyết định cấp văn bằng doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Tuy nhiên trên thực tế thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường thường kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dài từ 15 đến 18 tháng.

– Thời hạn bảo hộ:

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời gian bảo hộ.

– Cơ quan thực hiện: Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu:

– Tổ chức, các nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo Luật Doanh nghiệp hiện hành có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, vói dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được Co quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Trường hợp nhãn hiệu được bảo hộ tại một quốc gia là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam là thành viên thì cá nhân, tổ chức không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu (trừ trường hợp có lý do được cho là chính đáng).

– Người có quyền đăng ký hoặc người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Để thừa kế hoặc nhận chuyền quyền theo quy định của pháp luật với điều kiện các cá nhân, tổ chức được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Nhiều cá nhân, tổ chức có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, Đăng ký thương hiệu hương thơm là nội dung chúng ta đã trình bày chi tiết trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến đăng ký nhãn hiệu. Mong rằng những nội dung liên quan trong bài viết sẽ giúp ích được các bạn đọc.

5/5 - (8 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ