Đăng ký nhãn hiệu máy phát điện
Mục lục
Đăng ký nhãn hiệu máy phát điện như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin.
Đăng ký nhãn hiệu máy phát điện là gì?
Đăng ký nhãn hiệu máy phát điện là thủ tục pháp lý do cá nhân, tổ chức thực hiện bằng cách nộp hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm máy phát điện.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu máy phát điện?
Máy phát điện là thiết bị chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng, hay nói đơn giản là thiết bị tạo ra điện năng, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu sử dụng điện trong các tình huống dự phòng khi thiếu điện, cúp điện, quá tải,…Trước tình trạng thiếu điện và nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất hiện nay, nhiều người tìm mua các sản phẩm máy phát điện chất lượng, có uy tín. Điều này đòi hỏi các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh máy phát điện phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
Chỉ khi đăng ký nhãn hiệu máy phát điện, Quý vị mới tạo ra được dấu ấn riêng biệt đối với khách hàng, bởi quyền đối với nhãn hiệu thường phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ không thực hiện được vai trò là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau và có thể xảy ra một số rủi ro như cá nhân, tổ chức khác sản xuất, phân phối sản phẩm máy phát điện sử dụng dấu hiệu trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu hiệu Quý vị đang sử dụng như là nhãn hiệu gây tổn hại đến uy tín, lợi ích kinh tế của Quý vị và cả người tiêu dùng.
Không những thế, nếu sản phẩm của Quý vị đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, nhưng Quý vị chưa thực hiện đăng ký nhãn hiệu và cá nhân, tổ chức khác biết được điều này có thể xảy ra trường hợp chủ thể này nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và có quyền ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ. Quý vị sẽ phải mua lại quyền đối với nhãn hiệu từ người này để sử dụng nếu không muốn xây dựng một thương hiệu mới.
Phân nhóm máy phát điện khi đăng ký nhãn hiệu
Sản phẩm máy phát điện thuộc nhóm 07 trong Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice. Dưới đây là gợi ý về mô tả nhóm sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu máy phát điện với những sản phẩm đi kèm máy phát điện:
Nhóm 07: Ổ trục chống ma sát cho máy; máy phát điện; bộ khởi động cho động cơ và máy nổ; bộ tản nhiệt [làm mát] cho động cơ và máy; bơm nước làm mát động cơ (cho máy móc thuộc nhóm này); bơm dầu cho động cơ (cho máy móc thuộc nhóm này); két làm mát dầu động cơ (cho máy móc thuộc nhóm này); răng gầu dùng cho gầu xúc (cho máy móc thuộc nhóm này); lợi gầu dùng cho gầu xúc (cho máy móc thuộc nhóm này).
Ngoài ra, Quý vị có thể đăng ký nhãn hiệu cho các nhóm có liên quan như mua bán máy phát điện (nhóm 35), lắp đặt máy phát điện (nhóm 37) như sau:
Nhóm 35: Mua bán, phân phối: máy phát điện, máy mô tơ, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện.
Nhóm 37: Lắp đặt máy phát điện cho mục đích công nghiệp và thương mại; sửa chữa và bảo dưỡng máy hàn chạy bằng động cơ dùng cho sản xuất kim loại, máy phát điện chạy bằng động cơ, máy nén chạy bằng động cơ, máy cắt hồ quang plasma chạy bằng động cơ dùng cho kim loại, phương tiện giao thông dùng cho hoạt động trên các vùng đất cao và thiết bị hàn.
Các bước đăng ký nhãn hiệu máy phát điện
Quý vị đăng ký nhãn hiệu máy phát điện theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chọn nhãn hiệu đăng ký
Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Do đó, Quý vị có thể chọn nhãn hiệu chữ, hình hoặc sự kết hợp đồng thời của các yếu tố này.
Để có nhãn hiệu gây được ấn tượng cho người tiêu dùng, chúng tôi khuyên Quý vị nên đầu tư ở khâu thiết kế nhãn hiệu đảm bảo nhãn hiệu độc đáo, truyền tải được thông điệp, ý nghĩa cho người tiêu dùng.
Bước 2: Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Không chỉ là dấu hiệu nhìn thấy được, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Dựa trên hiểu biết thông thường về các nhãn hiệu, Quý vị không thể xác định được nhãn hiệu mình dự định đăng ký có khả năng phân biệt hay không, do đó cần thực hiện tra cứu để đánh giá trước phần nào khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Trong các hình thức tra cứu, chúng tôi khuyến khích Quý vị thực hiện tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu để đảm bảo tính chính xác cao, khả năng đăng ký thành công cao hơn. Trường hợp qua tra cứu phát hiện nhãn hiệu trùng, khả năng tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ, đã nộp đơn đăng ký trước thì có phương án điều chỉnh nhãn hiệu, phạm vi đăng ký cho phù hợp. Quý vị có nhu cầu tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam).
Bước 3: Chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu thường gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu khác.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý vị nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bản giấy hoặc trực tuyến đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp nộp bản giấy, Quý vị nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về một trong các điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ như sau:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, Quý vị phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Theo dõi quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ thường kéo dài khoảng 2 năm với các giai đoạn thẩm định hình thức đơn, công bố đơn và thẩm định nội dung đơn. Trong quá trình này, Cục Sở hữu trí tuệ, các bên khác có thể có các yêu cầu, Quý vị cần theo dõi sát sao để phản hồi kịp thời, thích hợp.
Bước 6: Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Kết thúc quá trình xem xét, thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ và Quý vị nộp đủ phí, lệ phí nhà nước. Quý vị nhận văn bằng theo thông báo của Cục.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu máy phát điện trọn gói
Là Đại diện Sở hữu công nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, Luật Hoàng Phi có đủ tư cách và năng lực để đại diện Quý khách hàng khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu máy phát điện nói riêng. Chúng tôi là địa chỉ uy tín được các khách hàng lựa chọn bởi dịch vụ chất lượng và mức phí hợp lý. Khi Quý khách hàng liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ trọn gói sẽ được hỗ trợ từ A-Z với các nội dung cụ thể:
– Tư vấn, giải đáp thắc mắc về nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
– Thiết kế nhãn hiệu (nếu chưa có nhãn hiệu);
– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu và xác định phương án đăng ký nhãn hiệu;
– Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, chính xác;
– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ và kịp thời thông tin, xử lý vướng mắc phát sinh (nếu có);
– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;
– Tư vấn, hỗ trợ thực hiện quyền sở hữu công nghiệp sau đăng ký một cách hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu máy phát điện. Quý vị có băn khoăn, vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ ngay tới Dịch vụ thương hiệu qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được tư vấn, hỗ trợ.
HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Đăng ký logo cho công ty sản xuất sơn
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký logo cho công ty kinh doanh văn phòng phẩm
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký logo cho công ty tổ chức sự kiện
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký logo cho cửa hàng kinh doanh xe máy
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Kiên Giang
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tuyên Quang
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Khánh Hòa
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trà Vinh
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tiền Giang
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thanh Hóa
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Yên Bái
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thừa Thiên Huế
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Trị
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Ninh
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Quảng Nam
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Sơn La
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Bình
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Tây Ninh
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hà Nam
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hải Dương
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hưng Yên
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hà Tĩnh
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hậu Giang
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hòa Bình
Cập nhật: 04/12/2023
Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Hải Phòng
Cập nhật: 04/12/2023
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm vở viết
Cập nhật: 04/12/2023
Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào ?
Cập nhật: 04/12/2023
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa kính ô tô
Cập nhật: 04/12/2023
Hướng dẫn Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho công ty Xây dựng
Cập nhật: 04/12/2023
Mục Đích Đăng Ký Nhãn Hiệu Sản Phẩm Là Gì?
Cập nhật: 04/12/2023
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy sấy
Cập nhật: 04/12/2023
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho vở viết được thực hiện thế nào?
Cập nhật: 04/12/2023
Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm cửa nhôm
Cập nhật: 04/12/2023
Cách Thức Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Năm 2023
Cập nhật: 04/12/2023
Thủ tục và lưu ý khi sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu do thay đổi tên công ty
Cập nhật: 04/12/2023