Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

  • Tác giả: Trần Văn Nam |
  • Cập nhật: 26/06/2023 |
  • Nhãn hiệu |
  • 36 Lượt xem

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng đã trở nên rất phổ biến trong các gia đình. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất, kinh doanh nồi cơm điện, vì thế mặt hàng này có sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Vậy dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nồi cơm điện là gì?

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nó có một nguồn nhiệt, một nồi nấu, và một thiết bị cảm ứng nhiệt. Thiết bị cảm ứng này đo nhiệt độ của nồi nấu và kiểm soát nhiệt lượng. Nồi cơm điện phức tạp có thể có nhiều cảm biến hơn và các thành phần khác, và có thể nấu đa chức năng.

Phân loại nhóm sản phẩm/ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

Khi đăng ký nhãn hiệu nồi cơm điện, một trong những việc quan trọng đó là phải phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ theo bảng phân loại Nice 11. Theo đó, sản phẩm nồi cơm điện có thể được phân vào nhóm 11 hoặc nhóm 35. Cụ thể:

– Nhóm 11: Đèn ngủ; đèn diệt khuẩn; đèn để bàn; nồi cơm điện; nồi lẩu điện; nồi chiên không dầu; nồi nấu chậm; nồi hấp (dùng điện); máy nướng bánh mỳ; máy pha cà phê; máy pha trà; lò nướng; máy sấy tóc; ấm siêu tốc; máy phun sương tạo độ ẩm; quạt mini có thể sạc.

– Nhóm 35: Mua bán thương mại, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu: các sản phẩm đồ gia dụng trong gia đình (như nồi cơm điện các loại, bếp điện, bếp từ, bếp ga, máy hút mùi, lò vi sóng, lò nướng, máy làm bánh, máy xay, máy ép, bình đun siêu tốc, bàn ủi, bàn là, quạt điện các loại, máy hút mùi, máy sấy, các đồ dụng cụ nhà bếp như nồi, niêu, xoong, chảo, hộp đựng thực phẩm, dao, kéo, dụng cụ làm bánh), phụ kiện nhà bếp (như tạp dề, găng tay, dụng cụ mở nắp hoặc xay giả, màng bọc thực phẩm, ly cốc, bát đũa, đồ đốt tinh đầu, nến), đồ dùng trong phòng ngủ (như chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, tranh, bình hoa), đèn và các thiết bị chiếu sáng, đồ dùng trong nhà tắm (như khăn chổi lau nhà, thảm chùi chân, kệ nhà tắm, xô lau nhà), các đồ dùng sơ sinh, chăm sóc cho em bé, đồ chơi cho bé, quần áo thời trang, giày dép, túi sách, phụ kiện thời trang, dụng cụ dọn dẹp vệ sinh trong nhà, thiết bị điện tử chống trộm, loa, tai nghe, phụ kiện máy tính, âm thanh, dụng cụ trang điềm & chăm sóc sắc đẹp.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện?

Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu nồi cơm điện

Bước đầu tiên này sẽ dành cho những khách hàng chưa có mẫu nhãn hiệu để đăng ký, khách hàng có thể nêu ý tưởng để nhân viên thiết kế dựa theo đó thiết kế nhãn hiệu cho khách hàng.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu nồi cơm điện

Tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Việc tra cứu có thể thực hiện theo 02 hình thức tra cứu sơ bộ (miễn phí) và tra cứu chuyên sâu (tính phí).

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền;

Ngoài ra có thể có một số tài liệu khác như:

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nồi cơm điện

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ, dịch vụ của Luật Hoàng Phi sẽ đại diện khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Do thời gian thẩm định kéo dài, vì thế có thể sẽ có nhiều vấn đề xảy ra và cơ quan nhà nước sẽ gửi công văn đến, chúng tôi sẽ thay khách hàng nhận công văn và xử lý các yêu cầu của Cục.

Bước 6: Nhận kết quả

Sau thời gian thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho những hồ sơ đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật. Trường hợp từ chối, cơ quan nhà nước sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện tại Luật Hoàng Phi?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, các luật sư, chuyên viên của Luật Hoàng Phi đều là những người am hiểu pháp luật, nhiều kinh nghiệm làm việc và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nồi cơm điện từ A –Z của Luật Hoàng Phi có những ưu điểm như:

+ Là đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép;

+ Đội ngũ luật sư, chuyên viên am hiểu pháp luật, nhiệt tình, tận tâm với công việc;

+ Gói dịch vụ trọn gói, thay khách hàng thực hiện mọi công việc của thủ tục;

+ Cung cấp dịch vụ trên toàn quốc, hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi;

+ Chi phí dịch vụ hợp lý.

Trên đây là nội dung bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho nồi cơm điện, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng gọi Hotline: 0981.378.999

5/5 - (5 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ