Đăng Ký Bản Quyền Phần Mềm Máy Tính Năm 2024 Như Thế Nào?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 2403 Lượt xem

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phần mềm là một trong những đối tượng bảo hộ của bản quyền tác giả, đăng ký bản quyền phần mềm là việc chủ sở hữu nên làm để bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, giúp chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tài sản và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với phần mềm tại Việt Nam.

Bản quyền phần mềm máy tính là gì?

Bản quyền là gì?

Bản quyền được hiểu là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Thông thường, tác giả có bản quyền đối với tác phẩm của mình kể từ thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Ví dụ: Phần mềm Microsoft, phần mềm diệt virus BKAV, …

Bản quyền phần mềm máy tính là gì?

Từ phân tích phía trên, có thể kết luận rằng bản quyền phần mềm máy tính có thể được hiểu là quyền của tác giả đối với phần mềm máy tính do mình sáng tác.

Phần mềm máy tính với tên gọi pháp lý là chương trình máy tính và được coi là tác phẩm khoa học, do đó theo pháp luật sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả.

Quyền sở hữu trí tuệ phần mềm là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ phần mềm chính là quyền tác giả của phần mềm. Theo quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Do đó, quyền sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

* Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

– Đặt tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín.

* Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– Sao chép tác phẩm;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm?

Phần mềm là một trong những đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả, việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là không bắt buộc nhưng đây là thủ tục cần thiết để ghi nhận được quyền của chủ sở hữu tác phẩm (phần mềm) và để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm của bên thứ 3.

Khi có tranh chấp xảy ra, việc chứng minh ai là người sáng tạo ra tác phẩm (phần mềm) trước là rất khó. Do đó, việc đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để chứng minh chủ sở hữu đối với phần mềm. Ngoài ra, lý do đăng ký còn như sau:

Quyền sở hữu sẽ phát sinh sau khi khách hàng tiến hành thủ tục hành chính đăng ký bản quyền và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký;

– Được pháp luật bảo vệ khi có bên thứ 3 xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm đã đăng ký;

– Được độc quyền sử dụng phần mềm trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Được chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu phí sử dụng hàng năm;

Vì những lý do nêu trên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên tiến hành đăng ký bản quyền phần mềm ngay sau khi hoàn thành sáng tạo ra phần mềm để bảo vệ trọn vẹn tài sản trí tuệ của mình.

Ai có quyền đăng ký bản quyền phần mềm?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền đăng ký bản quyền gồm  tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.

Theo đó, tác giả chủ sở hữu phầm mềm có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam bao gồm: Cá nhân, tổ chức là người Việt Nam; cá nhân, tổ chức là người nước ngoài.

Lưu ý: Với trường hợp cá nhân, tổ chức là tác giả là người nước ngoài đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam bắt buộc phải ủy quyền cho Tổ chức Đại diện bản quyền tác giả tại Việt Nam tiến hành nộp đơn đăng ký (Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện được Cục Bản quyền cấp phép hoạt động).

Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?

Chủ sở hữu sẽ nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam, chủ sở hữu có thể trực tiếp nộp đơn hoặc ủy quyền cho Luật Hoàng Phi tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền cho chủ sở hữu.

Ngoài việc nộp trực tiếp, khách hàng có thể nộp bằng hình thức chuyển phát nhanh báo phát tới cơ quan đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo và tránh những rủi ro pháp lý không cần thiết, chúng tôi khuyến khích khách hàng nộp đơn trực tiếp hoặc ủy quyền cho Luật Hoàng Phi tiến hành đăng ký bản quyền tác giả.

Thông tin chi tiết địa chỉ Cục bản quyền tác giả như sau:

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại Hà Nội

Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Số điện thoại là 024 3823 6908

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Địa chỉ cụ thể: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 028.39 308 086

– Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Tel: 0236.3 606 967

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-phan-mem

Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền phần mềm

Tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

– Bản sao chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm;

– 02 đĩa CD chứa mã nguồn + bản in mã nguồn (bao gồm cả trang chủ và trang chuyên mục phần mềm)

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương (nếu chủ sở hữu là tổ chức)

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Hồ sơ chi tiết đã được chúng tôi lưu ý ở trên, quý khách hàng có thể tham khảo.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký phầm mềm tới cơ quan đăng ký

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả

Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm

Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm cho chủ sở hữu.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Để nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm, khách hàng cần chuẩn bị những thông tin, tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ

– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu (bản sao công chứng)

– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiều của tác giả (bản sao)

– Giấy cam đoan của tác giả

– Quyết định giao việc hoặc hợp đồng thuê viết phần mềm

– 02 bản in nội dung code của phần mềm trên Giấy A4 có dấu hoặc chữ ký của chủ sở hữu

– 02 đĩa CD chữa code phần mềm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bản quyền nêu trên, khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả.

Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm?

Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm gồm 02 chi phí như sau:

– Chi phí nộp tại cơ quan nhà nước cho việc nộp và đăng ký bản quyền phần mềm là: 600.000 VND (sáu trăm nghìn đồng)

– Chi phí dịch vụ cho Luật Hoàng Phi: 2.900.000 VND (áp dụng trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi)

Tổng phí đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là: 3,500,000 VND (Ba triệu năm trăm nghìn đồng)

Lưu ý: Chi phí nêu trên không bao gồm 5% VAT

Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm như sau:

– Chuẩn bị hồ sơ, soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm: 1-2 ngày làm việc;

– Nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính: 20-25 ngày làm việc

Lưu ý: Thời gian đăng ký có thể kèo dài thêm 5 ngày làm việc trong trường hợp người ký giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đi công tác.

dang-ky-ban-quyen-phan-mem-o-dau

Phạm vi bảo hộ bản quyền đối với phần mềm?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả đối với phần mềm nói riêng chỉ có phạm vi lãnh thổ quốc gia (đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó). Theo đó, trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam sẽ chỉ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ Đăng ký bản quyền phần mềm tại Luật Hoàng Phi

Hiện nay, việc tranh chấp bản quyền phần mềm diễn ra ngày càng phổ biến và căn cứ duy nhất để chứng mình quyền sở hữu đối với phần mềm của mình là việc chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Luật Hoàng Phi với vai trò là tổ chức đại diện đã được Cục bản quyền tác giả cấp giấy phép là Tổ chức đại diện, chúng tôi có đầy đủ tư cách pháp lý để cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm cho khách hàng.

– Luật Hoàng Phi tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để đăng ký bản quyền phần mềm;

– Luật sư của Luật Hoàng Phi sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm, gửi hồ sơ cho khách hàng để khách hàng tham khảo và ký hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm;

– Luật Hoàng Phi sẽ trực tiếp nộp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm, theo dõi việc xem xét hồ sơ, kịp thời bổ sung và sửa đổi hồ sơ  theo yêu cầu của chuyên viên xem xét hồ sơ (nếu có)

– Trực tiếp nhận chứng nhận đăng ký bản quyền và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

Hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi khi có nhu cầu đăng ký bản quyền phần mềm theo thông tin sau:

Văn phòng HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – 04.3995 4438 – 04.6285 2839

Văn phòng HCM: Phòng A12 C – Block A, Tòa nhà Skycenter, số 5B đường Phổ Quang, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh – 028.73090.686

HOTLINE: 096.1980.886 (Ms Hà) – 0981.378.999 (Mr Nam)

Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 0981.378.999      Email: lienhe@luathoangphi.vn

5/5 - (9 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ