Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 03/09/2018 |
  • Blog |
  • 1892 Lượt xem

Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu ngắn gọn nhất là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống lại những cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có:

1. Bí mật kinh doanh
2. Tên thương mại
3. Chuyển nhượng Bằng độc quyền sáng chế
4. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
5. Chuyển nhượng Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
6. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chỉ dẫn địa lý.
7. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

Điều 149, của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rõ hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu,,văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc là hữu chung của nhiều người;
5. Chứng từ nộp phí,lệ phí;
6. Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành như sau:

– Nộp hồ sơ theo quy định tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

+ Đưa quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nếu như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Luật sở hữu trí tuệ đề ra;

+ Ghi chép việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị hạn chế bởi một số quy định sau:

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi cho phép được bảo hộ.

– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ không được chuyển nhượng.

– Quyền đối với tên thương mại chỉ được tiến hàng khi việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra bất cứ sự nhầm lẫn nào về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Với những loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký sở hữu trí tuệ thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi chúng đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ