Ai có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 04/01/2024 |
  • Sở hữu trí tuệ |
  • 2665 Lượt xem

quyen-nop-don-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích:

Theo quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ quy định về: Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Những chủ thể trên có quyền chuyển giao quyền đăng kí cho cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức họp đồng bằng văn bản (hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp) để thừa kế hay kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng kí.

Quyền đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Nhóm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp này có tính sáng tạo là đặc trưng nổi bật. Chính bởi vậy, bên cạnh chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp pháp luật còn ghi nhận tác giả đã sáng tạo ra chúng. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

Tham khảo yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

1. Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

2. Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

3. Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.

4. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.

Tham khảo yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2. Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;

b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;

c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.

3. Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

4. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký bằng sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Như chúng tôi đã phân tích, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một công việc khó khăn và không phải ai cũng có thể tự tiến hành thủ tục để đăng ký. Do đó, Công ty Luật Hoàng Phi với tư cách là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp lý, năng lực kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng.

Trong quá trình đại diện đại diện cho khách hàng đăng ký sáng chế, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

Tư vấn về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, điều kiện để được bảo hộ tại Việt Nam

– Tư vấn cho khách hàng quy trình đăng ký từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối cùng.

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, sáng chế

– Tư vấn cho khách hàng chụp ảnh sản phẩm, viết bản mô tả và chỉnh sửa bản mô tả cho phù hợp với pháp luật Việt Nam

– Tư vấn và tiến hành thủ tục tra cứu chính thức khả năng đăng ký, đưa ra ý kiến kết luận về khả năng đăng ký

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký, đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ  tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký sáng chế (nếu có)

– Nhận văn bằng bảo hộ, thông báo và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.

 

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ