Phương pháp điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ

  • Tác giả: Luật Hoàng Phi |
  • Cập nhật: 28/08/2018 |
  • Blog |
  • 2587 Lượt xem

1. Khái niệm phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh sáng tạo, sử dụng, chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo đó các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Luật sở hữu trí tuệ là hành lang pháp lí cho cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thực hiện quyền tự định đoạt trong việc sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ được hiểu là tổng hợp những nguyên tắc, cách thức và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động lên nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sáng tạo, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể đồng thời làm cho các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dút theo trật tự pháp lí nhất định.

2. Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ

Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ là loại quan hệ dân sự liên quan đến tài sản đặc biệt – “tài sản trí tuệ”, do vậy phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ mang các đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Tuy nhiên, đối tượng của quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình cho nên phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ có một số đặc điểm riêng.

– Bảo đảm bình đẳng về địa vị pháp lí của các chủ thể:

Luật sở hữu trí tuệ là hành lang pháp lí khuyên khích sự sáng tạo của các chủ thể trong xã hội cho nên mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Quyền bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện: Không có sự phân biệt về độ tuổi, giới tính, mức độ năng lực hành vi; không phụ thuộc vào địa vị xã hội và trình độ học vấn, mọi cá nhân đều có thể là chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ, có các quyền và nghĩa vụ như nhau khi tạo ra hoặc được chuyển giao các sản phẩm là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.

– Bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ thể

Trong quan hộ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thì quyền tự định đoạt của các chủ thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Quyền tự định đoạt của các chủ thể được thể hiện trong việc sáng tạo và công bố hay không công bố tác phẩm, công trình; quyền nộp đơn hay không; nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ hoặc nộp đơn xin từ chối sự bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật. Quyền cho người khác sử dụng tác phẩm thông qua các hợp đồng sử dụng tác phẩm, công trình, quyền chuyển giao các đối tượng sỡ hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác. Chủ văn bằng bảo hộ tự mình áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ; – có quyền góp vốn vào các công ty, doanh nghiệp bằng các giải pháp kĩ thuật đang trong thời hạn được bảo hộ. Trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền cho người khác sửa chữa nội dung tác phẩm, sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình để tạo ra bản sao khác từ chính bản ghi âm, ghi hình đó; cho người khác sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình để tạo ra các bản sao khác. Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, chủ sở hữu có quyền khởi kiện hay không khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình; quyền để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật… Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của sở hữu chủ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cũng bị hạn chế trong trường hợp giới hạn quyền sở hữu trí tuệ và tác phẩm thuộc về công chúng do luật sở hữu trí tuệ quy định.

– Bảo đảm sự cân bằng các lợi ích trong xã hội

Quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể được bảo hộ, tạo ra những điều kiện để các nhà sáng tạo, nhà sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ có cơ hội khai thác có hiệu quả những thành quả sáng tạo trí tuệ của con người, việc đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Pháp luật sở hĩm trí tuệ Việt Nam tạo ra sự cân bằng giữa các lợi ích của người sáng tạo các sản phẩm trí tuệ và lợi ích của chủ thể khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo trí tuệ đó. Bảo đảm cho các lợi ích của các chủ thể liên quan đến việc tạo ra và sử cùng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện. Các sản phẩm sáng tạo trí tuệ được bảo hộ, là động lực thúc đẩy các quan hệ dân sự, thương mại phát triển.

– Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang tính nhân thân và tính tài sản

Do đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là những hành vi xâm phạm không những đến quyền nhân thân mà còn xâm phạm đến quyền tài sản của chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ, theo đó trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm vừa mang chất tài sản vừa mang tính nhân thân.

+ Trách nhiệm về nhân thân: Quyền nhân thân trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ là tiền đề của quyền tài sản. Thiệt hại về tinh thần liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là những tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và giống cây trồng. Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền nhân thân của chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ thường là những hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ sự trọn vẹn về nội dung của tác phẩm, công trình; xâm phạm đến quyền công bố tác phẩm, công trình của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả. Xâm phạm đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh.

+ Trách nhiệm mang tính tài sản: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất do có tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất kinh tế, chi phí hợp lí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tài sản được xác định dựa trên nhũng lợi ích vật chất của chủ-thể có quyền sở hữu trí tuệ bị giảm sút hoặc bị mất sau khi có hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm. Hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra sự mất hoặc giảm sút lợi ích đó. Thiệt hại về tài sản là những tổn thất có thể được xác định theo giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc giá góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ.

– Các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đa dạng

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, chủ thể của quyền bị xâm phạm có quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp mà pháp luật cho phép nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm. Chủ thể có quyền bị xâm phạm có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, chủ thể có quyền bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình hoặc khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân.

phuong-phap-dieu-chinh-cua-luat-huu-tri-tue

– Những phương thức sau đây thường được áp dụng trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

+ Biện pháp hành chính

Được áp dụng để giải quyết các khiếu kiện hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Biện pháp này được áp dụng trong trường, họp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lí hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Giải quyết những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trong việc xử lí vi phạm hành chính về quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết các khiếu nại hành chính trong quá trình xác lập, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các hoạt động kiểm soát thực thi quyền sở hữu trí tuệ qua biên giới. Biện pháp hành chính được áp dụng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có tính cưỡng chế nhằm xử lí nghiêm khắc và hữu hiệu các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan nhà nước có, thẩm quyền thực hiện chức năng hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật như: áp dụng các biện pháp phạt tiền, buộc tiêu huỷ tang vật, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, tước giấy phép kinh doanh của chủ thể kinh doanh trái pháp luật.

+ Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được toà án áp dụng để xét xử các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như hành vi làm hàng giả, tàng trữ hàng giả nhằm mục đích trục lợi, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền tự do sáng tạo của người khác. Hành vi cố ý xâm phạm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đến quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền chuyển giao các đối tượng’ của quyền sở hun công nghiệp, quyền chuyển giao công nghệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tuỳ theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do cố ý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì người có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị phạt tù, bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản do thu nhập bất chính…

+ Biện pháp dân sự

Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ là loại quan hệ về tài sản, do vậy những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là tranh chấp về tài sản cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân. Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, có quyền tự định đoạt khởi kiện hay không khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ các quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Toà án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như giữ hàng hoá, phương tiện, niêm phong thiết bị, ấn phẩm do vi phạm quyền tác giả. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp có hiệu quả trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp dân sự là biện pháp cuối cùng và phổ biến thường được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, có thể rút ra định nghĩa Luật sở hữu trí tuệ như sau: Luật sở hữu trí tuệ là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc sáng tạo ra các đối tượng sở hữu trí tuệ trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể, trong đó các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ